Câu hỏi bài Trao duyên chọn lọc - Ngữ văn lớp 10
Câu hỏi bài Trao duyên chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Trao duyên Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Trao duyên này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.
Câu hỏi: Nội dung đoạn trích “Trao duyên”.
Trả lời:
Nội dung: Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều nàng buộc mình phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán tiền hối lộ cho chúng để chuộc cha và em ra khỏi đòn roi dã man. Sau khi thu xếp bán mình xong, Kiều tức trắng đêm để nghĩ đến số phận và tình yêu của mình với Kim Trọng rồi nàng nhờ em gái của mình Thúy Vân thay mình gả cho Kim Trọng.
Câu hỏi: Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Trao duyên”.
Trả lời:
Gọi là “Trao duyên” nhưng thật chất lại không phải khung cảnh tình tứ mà người con trai trao gửi tiếng tình và người con gái đáp lại tâm ý đầy e thẹn.
“Trao duyên” ở đây và gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác nối lại mối duyên dang dở của mình.
Câu hỏi: Trong đoạn trích “Trao duyên” việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Khi trao duyên, Kiều hồi tưởng lại đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật
- Kỉ vật, kỉ niệm nào còn phong kín và in hằn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều
- Kiều sống trong hồi ức đẹp nên càng thấy xót nên thấy xót xa, đau đớn khi mọi thứ chia lìa
- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy tình cảm Kiều dành cho Kim không phai.
Trả lời:
•Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.
•Ý nghĩa:
•Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt (“Rưới xin chén nước cho người thác oan”). Đây chính là tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu, gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm thương cảm sâu sắc.
•Làm nên giá trị nhân đạo, không chỉ thể hiện sự đau đớn thương cảm với Thúy Kiều mà còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.
Trả lời:
Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:
•Với Vân: Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
=> Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.
•Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim "phận bạc như vôi" và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là "nước chảy hoa trôi lỡ làng".
•Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề
Trả lời:
•Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.
•Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo tàng trao duyên cho Vân, hi sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.
Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích “Trao duyên”
Trả lời:
Giá trị nội dung:
•Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên. Lời nhờ cậy đầy đau khổ khiến cho Kiều như đứt từng khúc ruột. Thế nhưng, trong hoàn cảnh ấy, Kiều không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn.
•Nhân cách cao đẹp của Kiều còn thể hiện rõ bởi sự hi sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân mình, quên đi mối tình đẹp đẽ của mình với Kim Trọng đề đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình. Giữa chữ “tình” và chữ “hiếu”, Kiều buộc lòng phải chọn chữ “hiếu” vì nàng không thể giương mắt nhìn cha và em bị hành hạ tới chết được.
Giá trị nghệ thuật
•Thể thơ lục bát của dân tộc rất giàu nhạc tính cùng với cách ngắt nhịp đầy dụng ý, Nguyễn Du đã tạo nên nhịp điệu của tâm trạng, của những nỗi đau đớn trong suy nghĩ của Kiều khi trao duyên.
•Bên cạnh đó, các biện pháp ẩn dụ, điệp từ, vận dụng nhuần nhuyễn các thành ngữ đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều qua những lời độc thoại nội tâm khéo léo.
Câu hỏi: Mở đầu đoạn trích “Trao duyên” gây cho em những ấn tượng gì?
Trả lời:
Mở đầu đoạn trích: chị thỉnh cầu em, hạ mình lạy em
⇒ Báo hiệu một điều gì đó bất ổn, không bình thường.
Câu hỏi: Mở đầu đoạn trích “Trao duyên”, tại sao Nguyễn Du lại dùng từ “cậy” và “chịu”?
Trả lời:
- “cậy”: tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng
- “chịu”: bắt buộc, thông cảm mà chịu
- “thưa”: sự sang trọng
Câu hỏi: Hành động “lạy” của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Hành động “lạy” của Kiều: bất ngờ, phi lí nhưng cũng thật hợp lí bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình.
Kiều coi Vân là ân nhân của đời mình
Hàm ẩn sự biết ơn đến khắc cốt ghi tâm.
Câu hỏi: Trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều đã nhắc đến những lí lẽ nào để trao duyên?
Trả lời:
Lí lẽ trao duyên:
- Hoàn cảnh khó xử của bản thân: hi sinh chữ tình vì chữ hiếu
- Nhờ em thay mình chắp nối mối duyên
- Vân còn trẻ, còn tương lai
⇒ Lí lẽ cơ bản: tình chị em máu mủ.
Trả lời:
Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân: các điển tích, các thành ngữ…
Sử dụng lối nói dân gian tạo hiệu quả thuyết phục cao.
Trả lời:
- Tâm trạng: biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, nhẹ nhàng, sung sướng.
Trả lời:
- “của chung”: của chàng, của chị, nay còn là của em
- “của tin”: niềm tin, hồn chị để cả ở trong ấy.
⇒ Tâm trạng nuối tiếc, đau đớn tột cùng và sự tuyệt vọng của Kiều lúc trao duyên.
Câu hỏi: Vì sao Kiều cho mình là người “mệnh bạc” trong đoạn trích “Trao duyên”?
Trả lời:
Kiều tự coi mình là người mệnh bạc, người có số phận bạc bẽo, đầy bất hạnh không thoát ra được và nó giống như định mệnh.
Kiều thổn thức về tương lai mù mịt của mình
Tưởng tượng ra cảnh chết chóc nhưng mang nặng lời thề
Tự dằn vặt, ai oán, nửa tỉnh nửa mê.
Trả lời:
Kiều hướng về tình yêu và Kim Trọng với nỗi đau mất mát quẩn quanh không thể hàn gắn được: trâm gãy, bình tan, thân phận của mình thì bạc như vôi, như hoa trôi nước chảy, … tất cả đang dang dở, đổ vỡ hết.
Trả lời:
Hai câu cuối:
- Thể hiện tình cảm nồng nàn không thể kìm nén
- Lời vĩnh biệt
- Khẳng định mình đã phụ Kim Trọng
⇒ Kiều có thân phận khổ đau nhưng nhân cách sáng ngời.