Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích Nỗi thương mình


Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích Nỗi thương mình

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Nỗi thương mình Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Nỗi thương mình này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi: Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình” và giá trị nghệ thuật của chúng.

Trả lời:

- Các cặp hình ảnh đối xứng: bướm lả- ong lơi; lá gió – cành chim; dày gió- dạn sương; bướm chán- ong chường; mưa Sở- mây Tần; gió tựa- hoa kề

→ Hình thức góp phần nổi bật thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ, cảm giác đau đớn xót xa của nhân vật

- Tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: khi tỉnh rượu- lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm – bốn bề trăng thâu

→ Nhấn mạnh sự kéo dài mênh mông của không gian, thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm bên trong của Thúy Kiều.

- Đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương xót thân phận của nhân vật

+ Đối lập giữa êm đềm – hiện tại đầy nghiệt ngã: phong gấm rủ là – tan tác như hoa giữa đường

+ Nêu ra nghịch cảnh: Kiều phải tiếp khách làng chơi thâu đêm suốt sáng, sự xót xa tủi nhục >< “mặc người mưa Sở mây Tần”

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: