Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Câu 1 (trang 138 sgk Văn 10 Tập 2):

- Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội, có thể ở dạng lời nói hoặc chữ viết, được tiến hành bằng nhiều phương tiện "ngôn ngữ" khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ.

- Những nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm: hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

- Những quá trình của hoạt động giao tiếp:

   + Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.

   + Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.

Câu 2 (trang 138 sgk Văn 10 Tập 2):

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phụ trợ Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói Giao tiếp trực tiếp, trong không gian và thời gian xác định. Ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi…

Dùng các từ đơn nghĩa, thông dụng, tường minh, nhiều thán từ, khẩu ngữ

Dùng câu tỉnh lược, cảm thán, nghi vấn.

Ngôn ngữ viết Giao tiếp gián tiếp, có thể mở rộng trong nhiều không gian và thời gian khác nhau Không có yếu tố phụ trợ kèm theo

Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, đa nghĩa, nhiều thuật ngữ

Nhiều câu ghép, câ phức nhiều thành phần.

Câu 3 (trang 138 sgk Văn 10 Tập 2):

- Những đặc điểm cơ bản của văn học:

   + Có tính thống nhất về chủ đề.

   + Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.

   + Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

   + Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Phân tích một văn bản cụ thể: Đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều):

   + Tính thống nhất về chủ đề: Đoạn trích có chủ đề là miêu tả cảnh trao duyên giữa Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó bộc lộ được nhân cách thanh cao cùng tình yêu chung thủy của nàng Kiều.

   + Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự: Toàn bộ đoạn trích tập trung làm nổi bật chủ đề của đoạn thơ, kết cấu theo bố cục ba phần: Thúy Kiều kể chuyện mình với chàng Kim để thuyết phục Vân - Kiều trao duyên và dặt dò em - Kiều than thân trách phân mình.

   + Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc: Mở đầu bằng lời cầu xin của Kiều đối với Vân và kết thúc là lời thở than đầy đau khổ của Kiều đối với người tình (Kim Trọng).

   + Mục đích giao tiếp nhất định: Mục đích thể hiện lòng chung thủy và nhân cách cao đẹp của Kiều.

- Điền tên các loại văn bản:

Câu 4 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cụ thể Tình hình tượng
Tính cảm xúc Tính truyền cảm
Tính cá thểTính cá thể hóa

Câu 5 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Trình bày khái quát vấn đề:

- Nguồn gốc của tiếng Việt: tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, có họ Nam Á và quan hệ gần gũi với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á.

- Quan hê họ hàng của tiếng Việt: gần gũi với tiếng Mường, họ hàng xa với tiếng Môn – Khmer, có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á (Tày – Thái, Mã Lai – Nam Đảo,…)

- Lịch sử phát triển của tiếng Việt: 4 thời kì:

   + Thời kì dựng nước (tiền sử).

   + Thời độc lập, tự chủ (thế kỉ X đến 1858).

   + Thời Pháp thuộc (1858 – 1945).

   + Sau Cách mạng tháng Tám (1945 đến nay).

b, Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

- Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, thiên trường vãn vọng, Hịch tướng sĩ, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Bình Ngô đại cáo, Thiên đô chiếu,…

- Viết bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Truyện Lục Vân Tiên, Bánh trôi nước, Qua đèo ngang, Quốc âm thi tập,…

- Viết bằng chữ quốc ngữ: Giăng sáng, Sống mòn, Đời thừa, Dấu chân người lính, Ông đồ, Nhớ rừng, Từ ấy, Sóng, Quê hương,…

Câu 6 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2):

Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ

Phát âm đúng

Chữ viết đúng

Dùng từ đúng nghĩa

Chọn lọc từ địa phương

Hạn chế vay mượn từ nước ngoài

Nói đúng, viết đúng ngữ pháp

Đúng ngữ cảnh

Nói đúng, viết đúng phong cách ngôn ngữ.

Câu 7 (trang 139 sgk Văn 10 Tập 2): Những câu đúng:

b, Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.

d, Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.

g, Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể:

- Củng cố và hệ thống hóa những kiến thức cơ bản và các kĩ năng chủ yếu về tiếng Việt đã học trong năm học.

- Nắm vững các kiến thức và áp dụng vào trong sử dụng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.