So sánh bản dịch thơ bài thơ Thu hứng của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa


So sánh bản dịch thơ bài thơ Thu hứng của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Cảm xúc mùa thu Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Cảm xúc mùa thu này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi: So sánh bản dịch thơ bài thơ “Thu hứng" của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.

Trả lời:

So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa):

   - Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ

   - Nhược điểm: Một số chênh lệch so với bản phiên âm:

       + Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương”- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

       + Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

       + Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

       + Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: