Cáo bệnh, bảo mọi người - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Cáo bệnh, bảo mọi người - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Cáo bệnh, bảo mọi người Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Cáo bệnh, bảo mọi người trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Cáo bệnh, bảo mọi người
Phiên âm
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Dịch nghĩa
Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai trước sân.
Dịch thơ
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa tươi.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.
B. Tìm hiểu tác phẩm Cáo bệnh, bảo mọi người
1. Tác giả
- Thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096) tên là Lý Trường, người làng An Cách.
- Thuở nhỏ, ông được vào hầu Thái tử Kiền Đức (tức là Lí Nhân Tông sau này) và được Thái hậu rất trọng.
- Là một thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ Cáo tật thị chúng, ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý – Trần
- Khi Kiền Đức lên ngôi, ông được ban hiệu Hoài Tín, gọi là Hoài Tín trưởng lão, lại được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung.
- Mãn Giác là tên thụy do vua ban tặng sau khi ông mất.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Đây là bài thơ kệ duy nhất còn lại của Mãn Giác và có lẽ sáng tác cuối năm 1096.
b. Thể loại: Kệ
- Thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lí Phật pháp.
- Kệ được viết bằng văn vần
- Nhiều bài kệ có giá trị văn chương như các bài thơ.
c. Nhan đề
- Bài kệ của thiền sư Mãn Giác vốn không có nhan đề.
- Cáo tật thị chúng là nhan đề do người sau đặt.
d. Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (4 câu đầu): quy luật cuộc sống.
- Phần 2 (2 câu cuối): quan niệm nhân sinh cao đẹp.
e. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện rất rõ lòng yêu đời với cái nhìn lạc quan của nhà thơ. Niềm yêu đời, niềm lạc quan tươi sáng ấy được thể hiện qua cách nói khẳng định, qua các hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, gợi lên sự cảm nhận về sự sống sinh sôi và bất diệt.
- Lời kệ được viết khi nhà thơ đau bệnh nhưng nó vẫn toát lên sự bình thản yêu đời, xuất phát từ một thể trạng tinh thần khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh, đạt đến độ tự tại ung dung.
f. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng.
- Kết cấu chặt chẽ.
C. Sơ đồ tư duy Cáo bệnh, bảo mọi người
D. Đọc hiểu văn bản Cáo bệnh, bảo mọi người
1. Quy luật của cuộc sống
- Quy luật của thiên nhiên, tạo vật (câu 1,2)
+ Đến – đi;
+ Còn – mất;
+ Nở – rụng;
→ Vòng quay luân hồi của thiên nhiên tạo vật được diễn tả qua hình ảnh nghệ thuật:
- Hoa tàn → hoa nở: nhiều vòng, nhiều kiếp.
- Hoa nở → hoa tàn: một vòng, một kiếp khép kín.
+ Thiên nhiên như bánh xe luân hồi, vòng sau tiếp vòng trước.
- Quy luật của con người (Câu 3,4): Cuộc sống (trôi mãi không ngừng) >< Con người (trải sinh, lão bệnh tử).
+ Vô hạn >< Hữu hạn
+ Tuần hoàn >< Không trở lại
→ Luyến tiếc cuộc sống.
⇒ Thoáng buồn: Chưa làm được gì có ý nghĩa mà tuổi già đã đến (“Lão lai tái tận, lực bất tòng tâm”).
2. Quan niệm nhân sinh cao đẹp
- Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết: Hình ảnh nhành mai đi ngược quy luật tạo hoá: Đêm qua nhành mai vẫn nở trước sân >< dù xuân hết → Ngược với quy luật của tự nhiên.
- Đừng bảo tuổi già không làm được gì, vẫn có thể cống hiến. → Mượn hình ảnh nhành mai, biểu tượng niềm tin bất diệt vào cuộc sống, con người.
- Câu thơ còn chứng tỏ tinh thần nhập cuộc, nhập thế tích cực của vị thiền sư (muốn làm việc gì đó có ý nghĩa cho đời → Vẻ đẹp của những vị thiền sư thời Lý, đi tu tưởng lánh đời, vẫn gần gũi với đời, vẫn tìm cách nhập đời nhập thế).
⇒ Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, niềm tin mãnh liệt vào con người, cuộc sống, khát khao sống có ý nghĩa.