Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn là con An Sinh Vương, lúc mới sinh được dự báo sau có thể giúp nước cứu đời. Lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, văn võ toàn tài. Vốn có hiềm khích với Trần Thái Tông, trước khi mất cha ông đã dặn phải vì cha mà lấy được thiên hạ. Ông ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải. Ông đem lời cha dặn hỏi hai gia nô và rất cảm phục trước sự khẳng khái quyết không làm điều bất trung của họ. Ông cũng vờ hỏi hai người con. Người con thứ nhất trả lời “không nên”, ông ngầm cho là phải. Người con thứ hai có ý nên thừa cơ để giành thiên hạ. Ông rút gươm định giết bởi tội loạn thần, bất hiếu, sau tha nhưng không cho nhìn mặt lần cuối.Có công lớn, ông được vua Trần phong là Thượng quốc công nhưng vẫn luôn “giữ tiết làm tôi”. Ông là vị tướng tài ba, luôn khích lệ, động viên tướng sĩ, tiến cử nhân tài, soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư cho đất nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm tới cùng. Tên tuổi của ông khiến quân giặc phải kinh sợ. Khi nằm trên giường bệnh, ông vẫn giúp vua lo tính kế sách giữ nước, an dân. Ngày 8 tháng 12, ông mất ở Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

B. Tìm hiểu tác phẩm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

1. Tác giả

- Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh và năm mất.

- Quê quán: làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, Hà Nội.

- Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.

- Đời Lê Thánh Tông, ông giữa chức Hữu thị lang bộ lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Đại Việt sử kí toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

b. Xuất xứ: Trích trong Đại Việt sử kí toàn thư.

c. Thể loại: Kí.

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự

e. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (Từ đầu đến …thượng sách giữ nước vậy): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …Quốc Tảng vào viếng): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

- Phần 3 (Còn lại): Những công tích lớn Trần Quốc Tuấn.

f. Giá trị nội dung: Qua đoạn trích giúp chúng ta thêm cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Khắc hoạ chân dung nhân vật.

- Cách kể chuyện linh hoạt, chi tiết chọn lọc.

C. Sơ đồ tư duy Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

D. Đọc hiểu văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

*Chân dung Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

1. Chuyện về kế sách giữ nước

- Nêu ra bài học giữ nước từ các triều đại:

+ Thời Triệu, Đinh, Lê, Lý

+ Thời Trần: Ba lần đánh bại giặc Nguyên - Mông, đế quốc hùng mạnh nhất thời Trung đại.

→ Từ bài học quá khứ, hiện tại, kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời cầm quân → Rút ra kế sách: "Tuỳ thời tạo thế”, khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.

Vị tướng tài năng, mưu lược, nhìn xa trông rộng, tư tưởng tiến bộ, trí tuệ uyên bác yêu nước, thương dân

2. Chuyện về lòng trung nghĩa

- Thái độ và việc làm trước lời di huấn của cha:

+ Trần Liễu trăng trối: vì cha mà lấy thiên hạ!

+ Thái độ của Trần Quốc Tuấn : Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

+ Hiếu >< Trung

→ Chọn chữ Trung, đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.

- Đến khi có binh quyền trong tay, ông hỏi ý kiến để thử lòng hai người gia nô và hai người con:

+ Chuyện với Yết Kiêu, Dã Tượng: Cảm phục, khen ngợi sự thẳng thắn, trung thực, trung nghĩa của họ.

+ Chuyện với hai người con trai:

  • Với Quốc Hiến: ngầm cho là phải.
  • Với Quốc Tảng: Kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

→ Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tư lợi, công bằng, nghiêm khắc.

3. Công lao và đức độ

- Công lao giữ nước, xây dựng đất.

- Đức độ lớn lao:

+ Thiên tài quân sự lỗi lạc.

+ Được soạn văn bia ở sinh từ để ca ngợi. Khi chết được tặng nhiều tước hiệu cao quý. Nhân dân cảm phục ngưỡng mộ, tôn vinh là bậc thánh.

+ Kẻ thù nể phục, khiếp sợ.

Chân dung Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay, chọn lọc khác: