X

Soạn văn 11 Cánh diều

Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở - Cánh diều


Haylamdo sưu tầm và soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở trang 104, 105, 106, 107 Ngữ văn lớp 11 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở - Cánh diều

1) Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)

+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?

+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?

+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.

* Trả lời:

- Văn bản viết về vấn đề: luật pháp. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích: tầm quan trọng của pháp luật với đời sống, xã hội, với sự phát triển đất nước.

- Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi.

- Một số vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.... 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh. Bằng những lập luận, dẫn chứng cụ thể, xác đáng, tác giả đã đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật để từ đó đưa ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật. 

Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1. (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô?

Trả lời:

Theo em, nội dung in đậm đúng yêu cầu của phần sa pô. Vì nó đã khơi mở vấn đề, nằm ngay dưới tiêu đề có vai trò mở đầu, tóm tắt nội dung bài viết. 

Câu 2. (trang 104 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Quan sát toàn văn bản để biết có bao nhiêu tiêu mục được in đậm.

Trả lời:

Có 4 tiểu mục được in đậm.

Câu 3. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung chính của tiêu mục này là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của tiểu mục này là bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam. 

Câu 4. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Chú ý việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện.

Trả lời:

Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.

Câu 5. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Tác dụng của các số liệu ở đây là gì?

Trả lời:

Việc nêu số liệu làm cho thông tin thêm tính xác thực.

Câu 6. (trang 105 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?

Trả lời:

Câu văn: Hãy thử tưởng tượng…  khủng khiếp biết chừng nào!

→ Khẳng định về tác hại của tai nạn giao thông đồng thời làm dẫn chứng đanh thép cho lập luận ở trên

Câu 7. (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nhan đề tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả?

Trả lời:

Thái độ lên án, phê phán

Câu 8. (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?

Trả lời:

Tên của tiểu mục đã chứa tên nhan đề bài viết. Nội dung mục này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà tác giả Quãng Dũng đang muốn bàn luận trong bài viết. Trong câu chuyện của Giáo sư, người khách thắc mắc về khẩu hiệu được nêu lên là "Sống và làm việc theo pháp luật", đối với anh ta con người sống và làm việc thì phải thở. Như vậy có thể coi luật pháp như khi trời để thở.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

Văn bản trên viết về vấn đề con người phải tôn trọng pháp luật, lấy pháp luật là khí trời để thở thì mới có xã hội văn minh.

Vấn đề trên đang là vấn đề cấp thiết và cần được chú trọng trong cuộc sống hiện nay.

Câu 2. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn.

Trả lời:

Cố cục và cách trình bày của văn bản được sắp xếp thành nhiều phần, các phần lớn gồm: Nhan đề, tiểu mục, tên tác giả, đơn vị, nơi thực hiện in ấn, thời gian phát hành.

Tóm tắt nội dung chính của từng phần:

- Phần 1: Phần mở đầu

- Phần 2: Bàn luận về vấn đề an toàn lao động bằng việc kể về một tai nạn lao động mà tác giả biết đến. Từ đó đưa ra đánh giá và nhận xét về vấn đề.

- Phần 3: Bàn luận về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả gặp trong lần về quê thăm bạn. Tiếp đến, đưa ra số liệu thống kê số vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến của bản thân.

- Phần 4: Bàn luận và dẫn chứng về các trò đùa tai hại. Từ đó nếu lên vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.

- Phần 5: Vấn đề phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở. Dẫn chứng về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc, từ đó đưa ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.

Câu 3. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):  Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở. 

Trả lời:

Trong văn bản trên, tác giả đề ra vấn đề phải coi pháp luật như khí trời để thở. Tác giả chia tác phẩm thành nhiều mục khác nhau với từng dẫn chứng cụ thể, thực tế để từ đó rút ra những bài học, kết luận. Đúc kết lại giúp ta nhìn nhận và đánh giá được tầm quan trọng của pháp luật: “Dể tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật”.

Câu 4. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?

Trả lời:

- Văn bản nhằm mục đích chứng minh cho độc giả thấy được tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải tôn trọng, thực thi đúng pháp luật hay “thượng tôn pháp luật”.

- Mục đích được làm sáng tỏ bằng cách chia văn bản thành nhiều mục với từng nội dung nổi bật đang phổ biến trong xã hội như: vấn đề an toàn lao động, tại nạn lao động, một số trò đùa tai hại của cá nhân, tập thể. Tác giả dẫn chứng bằng những câu chuyện có thức, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục. Ngoài ý kiến nhận xét của cá nhân, tác giả còn kết hợp nhận xét, đánh giá của một số người nhằm tăng tính khách quan của văn bản.

- Văn bản trên thể hiện sự quan tâm, am hiểu pháp luật của tác giả. Qua văn bản, tác giả phê phán, lên án những hành vi làm trai pháp luật, không tôn trọng pháp luật.

Câu 5. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).

Trả lời:

Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bố ích với cái nhìn trực quan về mọi mặt của xã hội. Biết thêm nhiều câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để thấy được tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Từ đó rút ra bài học cho bản thân phải cố gắng trau dồi, tu dưỡng đạo đức, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật để góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh.

Một số hiện tượng vi phạm pháp luật trong đời sống mà em biết:

- Vấn đề an toàn giao thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: nhiều cá nhân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, uống rượu bia khi tham gia giao thông dẫn đến những tai nạn thương tâm. Ví dụ như một tài xế xe ô tô uống rượu say mềm rồi lái xe về nhà, trên đường đi do mất kiểm soát nên đã tông vào xe máy khiến ba mẹ con tử vong tại chỗ.

- Tại các tuyến đường ở Hà Nội về đêm vẫn có rất nhiều thanh thiếu niên tham gia đua xe trái phép. Ví dụ như cuộc đua xe ở vòng quanh Hồ Gươm vào mỗi đêm gây ảnh hướng tiếng ồn, mất trật tự xã hội.

Câu 6. (trang 107 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Trả lời:

Pháp luật được hiểu là  một hệ thống các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đề ra và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi cá nhân trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Pháp luật không cấu thành nên các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật là một phương thức hữu hiệu để định hướng và phân phối sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội đang có nhiều sự thay đổi lớn, khi đó vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự phản kháng và lực cản từ nhiều phía. Ngược lại, những yếu tố cổ hủ, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các động thái xã hội và các quan hệ phát sinh từ các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được đề cao, nhờ đó sự tồn tại của chúng được hiện hữu, trở nên chính thức và chắc chắn, không thể xoay chuyển. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không có pháp luật đảm bảo thì khó có thể thành công, pháp luật thật sự rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống như khí trời để thở vậy.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: