X

Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Top 30 văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 1

Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ văn bản Muối của rừng

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn mang đến những làn sóng mới trên văn đàn Việt Nam với những thể văn đa dạng và cách viết mang tính “không trùng lặp”. Trong “Muối của rừng”, Nguyễn Huy Thiệp đã đào sâu mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Tác phẩm đã gửi đến người đọc những hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính con người. Vậy mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là gì, tại sao cần giữ gìn mối quan hệ ấy và chúng ta cần làm gì?

Trước hết, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời, nó tồn tại đời đời kiếp kiếp, không thể tách rời, thiên nhiên và con người tồn tại song hành và tương trợ lẫn nhau. Con người vẫn tồn tại được trong một thời gian nhất định nếu bị tách rời môi trường xã hội nhưng con người không thể sống nếu thiếu không khí để thở, nước để uống, thức ăn, không thể sản xuất nếu thiếu đất, nước, ánh sáng….Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên. Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.

Tuy nhiên trong mối quan hệ ấy, thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ozon, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên những tác động nguy hại đến đời sống của bản thân chúng ta. Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Thông qua các phương tiện truyền thông đã giúp cho chúng ta có nhiều thông tin về hiện trạng môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm, vỏ trái đất đang nóng dần lên, thiên tai nhiều hơn, nhân loại đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn. Đời sống con người đang xa dần với môi trường thiên nhiên do chịu ảnh hưởng của hiện trạng đô thị hóa của xã hội.

Đứng trước những thực trạng tiêu cực ấy, mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người. Mỗi người chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường. Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mỗi người chúng ta cần chọn cho mình một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình với tình trạng môi trường hiện nay.

Như vậy, “Muối của rừng” là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.

Dàn ý Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

* Dàn ý:

+ Mở bài: Nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận trong tác phẩm văn học.

+ Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.

+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 2

Cách ứng xử của con người với tự nhiên được phản ánh trong Kiến và người

Trần Duy Phiên là một nhà văn nổi tiếng từ rất sớm. Những trang truyện ngắn của ông mang đậm màu sắc cá nhân và mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên. Nổi bật nhất trong số đó là truyện ngắn “Kiến và người” in trong Tạp chí Đất Quảng. Tác phẩm là câu chuyện về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.

Trước hết, ta cần hiểu khái niệm của tự nhiên là gì? Tự nhiên (hay còn gọi thiên nhiên) là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,…). Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước…Đời sống của mọi sinh vật nói chung và của con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngày trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên. Không biết thiên nhiên có từ bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và động, thực vật trên toàn trái đất này. Tự nhiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người.

Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Nơi nào càng tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mật độ dân cư sinh sống càng đông đúc.

Tự nhiên mang đến cho chúng ta nhiều những lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, mỗi người sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 3

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao từ xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người.

Đọc những đoạn đầu tiên của tác phẩm, người đọc khó có thể hình dung được sẽ có kế nhân vật chính của truyện – một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần và linh hồn nhờ vào tình yêu chớm nở. Khó hình dung hơn nữa khi Chí lại được đánh thức bởi mụ đàn bà xấu ma chê qủy hờn, một người ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Con người ấy mới hôm qua còn đi uống rượu say, chửi cả làng, chửi cả đứa sinh ra, rạch mặt ăn vạ, la làng khắp xòm mà lại có thể tỉnh táo nhận ra được những điều đơn giản, nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát, mong muốn được trở lại cuộc sống lương thiện, mơ về một gia đình hạnh phúc. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người thị Nở.

Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. . . .

Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Cũng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng:

Có gì đẹp trên đời hơn thế?

Người yêu người, sống để yêu nhau

Tồn tại và ngày càng phát triển – đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phải đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Nhấn con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này.

Có thể thấy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu rất đỗi chân thực. Cũng chính nhờ ngòi bút ấy, mà ta thấy được sức mạnh của tình yêu được thể hiện theo một cách khác, một tình yêu lên một bậc cao mới ý nghĩa hơn, cao thượng hơn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Tình yêu ấy không những làm cho Chí Phèo – Thị Nở bừng tỉnh giữa cuộc đời đầy mê muội mà còn làm cho người đọc có cái nhìn mới tình yêu. Rằng tình yêu rất cao đẹp nhưng luôn đi liền với thực tế hiện tại. Tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau mới có thể tạo thành một tình yêu viên mãn và trọn vẹn.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 4

Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tụt dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt cửu trùng đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật.

Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài giỏi, bị Lê Tương Dực – tên vua tàn bạo bắt xây Cửu Trùng Đài thành nơi để hắn ăn chơi, hưởng lạc. Là một người nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô đã không nhận lời dù có bị hắn đe dọa sẽ giết chết. Nhưng Đam Thiềm một cung nữ đã thuyết phục được ông xây Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu, lòng dân oán hận Vũ Như Tô bấy nhiêu. Lợi dụng tình thế đó Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là sự tiếp nối các sự kiện đang bị đẩy lên đến cao trào đó.

Mở đầu tác phẩm là tiếng hoảng hốt của Đam Thiền, khuyên Vũ Như Tô hãy mau trốn đi. Cơn biến loạn xảy ra ở kinh thành nên tình trạng của Vũ Như Tô hết sức nguy hiểm, nhưng Vũ Như Tô lại nhất định không trốn, không nghe lời khuyên của Đam Thiền bởi “Những người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cùng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu?”. Ông hi sinh hết mình cho nghệ thuật, ông cố thủ ở lại cũng mong Cửu Trùng Đài sẽ được hoàn thiện, để tranh tinh xảo với hóa công. Nhưng ông nào biết, chính quyết định đó đã khiến ông nhận lấy cái chết oan nghiệt, đến cả lúc chết ông vẫn không thể lí giải vì sao mình phải chết.

Khi nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài bản thân Vũ Như Tô đã mắc phải sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài. Nhưng tiền bạc đó chính là công sức, của cải của nhân dân, ông chỉ nhìn thấy cái bề nổi khi xây dựng xong Cửu Trùng Đài, mà không nhận ra phần sâu của sự việc. Cửu Trùng Đài càng đến ngày hoàn thiện thì mâu thuẫn giữa ông với nhân dân càng lớn dần, họ căm ghét Vũ Như Tô bởi ông đã hạ lệnh giết chết những người bỏ trốn để duy trì kỉ luật trên công trường. Đó là hành động hết sức tàn nhẫn, đặt công trình lên trên tính mạng của thợ thuyền. Vũ Như Tô đã biến thành một kẻ đáng sợ, người dân không còn thấy hình ảnh của Vũ Như Tô gần gũi với nhân dân đâu nữa. Vì xây Cửu Trùng Đài mà cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Vũ Như Tô là một thiên tài nhưng không phải là một hiền tài. Ông không thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân.

Vũ Như Tô bị đặt vào mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa: một bên là khát vọng nghệ thuật, một bên là đời sống của nhân dân. Bởi vậy, cuối cùng ông đã nhận lấy cái kết vô cùng bi thảm. Vũ Như Tô bị hiểu lầm và bị kết tội: Nhân dân coi bạo chúa và Vũ Như Tô là một là hai người gây ra tội ác: “Bạo chúa đã chết, còn thằng Vũ Như Tô đem phanh thây thành trăm mảnh”. Ông không chỉ bị nhân dân kết tội mà giấc mộng cuộc đời ông, ông đã dồn biết bao tài năng và tâm sức xây dựng Cửu Trùng Đài giờ cũng rơi vào tuyệt vọng, Cửu Trùng Đài bị phá hủy. Trước cảnh tượng Cửu Trùng Đài rực cháy, Vũ Như Tô rú lên kinh hoàng, tất cả giấc mộng đẹp tan tành, sụp đổ, đó là tiếng rú kinh hoàng, sợ hãi. “Thông thế là hết, dẫn ta đến pháp trường” – Vũ Như Tô người sáng tạo cái đẹp cũng bị giết. Cái chết của Vũ Như Tô là một kết cục tất yếu vì Cửu Trùng Đài là một công trình đẹp, tuyệt mĩ nhưng nó lại là biểu hiện của cái xấu, cái ác, nên tất yếu nó sẽ bị hủy diệt. Qua đó Nguyễn Huy Tưởng cũng nêu lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ con người mới có thể tồn tại nếu không nó tất yếu sẽ bị diệt vọng.

Ngoài nhân vật Vũ Như Tô, ta cũng không thể không nhắc đến Đam Thiền. Bà là một cung nữ xinh đẹp, tài năng nhưng bị bỏ rơi. Đam Thiền là người yêu cái đẹp, cái thái độ “biệt nhỡn liên tài”, chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô nên ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài điểm tô cho đất nước, cũng chính bà đã khuyên Như Tô trốn đi khi xảy ra biến loạn. Và bà tình nguyện ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài bởi “tôi chết đi không thiệt hại cho đời”. Cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm cũng rơi vào bi kịch vỡ mộng: hi sinh tất cả danh dự tính mạng để bảo vệ Cửu Trùng Đài nhưng cuối cùng vẫn phải chết. Đau đớn hơn trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan tành. Người bà hết lòng bảo vệ là Vũ Như Tô cũng bị đưa ra pháp trường.

Hồi năm của vở kịch Vũ Như Tô đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng ngôn ngữ kịch điêu luyện, mang tính tổng hợp cao. Nhịp điệu lời thoại nhanh, gấp gáp, sử dụng những câu văn ngắn cho thấy tình thế cấp bách. Tính cách, tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét.

Với các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên tác giả đã tái hiện thành công hồi kịch thứ năm. Qua hồi kịch này ông gửi gắm sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Không chỉ vậy xã hội cần trân trọng, nâng niu những tài năng nghệ thuật, để họ có thể phát huy tài năng của bản thân, xây dựng sự giàu đẹp cho đất nước.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 5

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo và là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội ở Tận Trào tháng Tám năm 1945. Trong sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở các thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông giản dị, trong sáng và thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đổ (1961); kí: Kí sự Cao – Lạng (1951),… Vũ Như Tô là vở kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng.

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

Vũ Như Tô – một kiến trúc sư thiên tài bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. vốn là một nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân ấy và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài (hồi I).

Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu Cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.

Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Tuy nhiên, ông đã vô tình gây biết bao tai hoa cho nhân dân. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua vì vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người đã chết vì tai nạn, vì ông cho chém đầu những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị xa hoa trụy lạc với dân chúng nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt (hồi II, III, IV).

Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đập phá và thiêu hủy (hồi V).

Đoạn Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài là hồi V của vở kịch, thể hiện hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

Trong cung cấm, Đan Thiềm đột ngột hớt hơ hớt hải chạy vào, mặt cắt không còn hột máu, giục giã Vũ Như Tô hãy trốn mau bởi loạn đến nơi rồi. Dân gian đói kém nổi lên, quận công Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn. Nhưng Vũ Như Tô kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài một bước. Vừa lúc đó, Nguyễn Vũ lật đật chạy vào hỏi tình hình lo lắng cho tính mạng của nhà vua. Lê Trung Mại xuất hiện thông báo Duy Sản đã đốt lửa hiệu giả báo có giặc, nhà vua lẻn ra cửa Bảo Khánh chạy giặc thì bị Ngô Hạch võ sĩ của Duy Sản đâm chết. Khâm Đức hoàng hậu hay tin cũng nhảy vào lửa tự thiêu. Nguyễn Vũ khóc lóc và rút dao tự tử. Một bọn nội gián khác thông báo thêm sau khi giết vua Lê Tương Dực, triều đình đã lập vua khác lên ngôi. Võ Tả Hầu là Phùng Mai đứng lên mắng quân phản nghịch đã bị chém đầu ngay lập tức. An Hòa Hầu ở bến Bồ Đề kéo quân về đốt phá kinh thành. Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Đan Thiềm tiếp tục giục Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông vẫn kiên quyết ở lại. Quân khởi loạn kéo vào. Đan Thiềm không thể xin tha được cho Vũ Như Tô, nàng bị chúng kéo đi nên chi còn biết Xin cùng ông vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô khăng khăng cho là mình không có tội, xin vào thưa với chủ tướng ý nguyện tốt đẹp khi xây Cửu Trùng Đài nhưng quân lính không nghe và cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh đốt sạch Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô đau đớn, vỡ mộng, chua chát chấp nhận cái chết bi thảm.

Vũ Như Tô và Đan Thiềm coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác lẫn phần hồn của cuộc đời mình. Vì nó mà Vũ Như Tô chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa. Vì nó mà dù bị thương trên công trường, ông vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc. Cũng vì nó, để giữ gìn kỉ luật, ông buộc phải trị tội những người thợ bỏ trốn. Cũng lại vì nó mà ông quyết ở lại trong cung cấm, giữa cơn biến loạn để bảo vệ không phải mạng sống của mình mà là bảo vệ Cửu Trùng Đài – sinh mạng nghệ thuật của cả đời ông.

Tính cách nổi bật nhất ở Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài hoa hiện thân cho niềm khao khát và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì Cái Đẹp ấy thành ra phù phiếm. Nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí cao cả và đẫm máu như một bông hoa ác. Vì thế, đi đến tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình: ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết.

Tài ba của Vũ Như Tô được nói đến chủ yếu ở các hồi kịch trước, thông qua hành động của ông và nhất là qua lời của các nhân vật khác nói về ông. Tài nghệ của ông đạt đến mức siêu phàm, được Đan Thiềm ca ngợi là một thiên tài ngàn năm chưa dễ có một, có thể sai khiến gạch đá như viên tưởng cầm quân. Trong hồi thứ V, những lo lắng, toan tính và thái độ của Đan Thiềm khi nói về Vũ Như Tô đủ cho thấy cái tài ấy quả là hiếm hoi: tài kia không nên để uổng..; Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa… Đừng để phi tài trời. Hồi V không nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chỉ có Đan Thiềm nhắc đến) mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Việc mình nhận xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không trả tời được thỏa đáng câu hỏi đó bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường Cái Đẹp mà không đứng trên lập trường Cái Thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo vôi hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải – trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này và thể hiện tập trung qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.

Vũ Nhự Tô vì chìm đắm trong khao khát, đam mê Cái Đẹp mà trở nên mơ mộng và ảo tưởng. Giấc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định nhận lời xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, mượn tay bạo chúa để xây một công trình tô điểm cho đời. Càng sáng suốt trong sáng tạo thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài bao nhiêu, Vũ Như Tô càng xa rời thực tế bấy nhiêu.

Ngay cả khi sự thật phũ phàng của Cơn biến loạn dội đến, Đan Thiềm cố gắng kéo ông ra khỏi giấc mộng bằng thông tin kinh hoàng là loạn đến nơi rồi và bằng phản ứng dữ dội của dân chúng đối với ông: Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông:., mà Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn cho là họ hiểu nhầm.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 5

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.

Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.

Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 6

Trong câu chuyện "Kiến và người", ta được thấy một mối quan hệ rất đặc biệt giữa con người và tự nhiên. Trong đó, hai nhân vật chính đại diện cho hai thế giới khác nhau - một là một con kiến sống trong tự nhiên và một người đàn ông sống trong thế giới của chính mình. Tuy nhiên, câu chuyện đã cho thấy sự vô tình và thủ đoạn của con người đã làm suy yếu và phá hủy môi trường sống của con kiến - một phần của tự nhiên.

Từ câu chuyện này, ta thấy có sự khác biệt lớn giữa thế giới của con người và của tự nhiên. Con người thường xuyên thay đổi, phá hủy vùng đất, làm suy yếu môi trường sống của các loài động vật và cả con người chính mình. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người đã khiến cho môi trường sống của các sih vật trên Trái đất bị suy vẹo và diệt vong.

Có những người cho rằng không cần phải quan tâm đến môi trường vì sẽ luôn có phương án thay thế cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng điều đó không chính xác và cần được thay đổi. Vì thật sự, chúng ta không thể bỏ qua quan tâm đến môi trường sống của chúng ta. Làn sóng biến đổi khí hậu, sự chênh lệch cực đoan giữa các nguồn tài nguyên sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta trong tương lai.

Vì vậy, chúng ta cần phải ý thức hơn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Chúng ta cần phải đầu tư vào các công nghệ xanh, bảo vệ môi trường, tôn trọng các thiên nhiên còn đó và nỗ lực xây dựng một thế giới bền vững cho các thế hệ tương lai. Đặc biệt, chúng ta cần phải học hỏi từ câu chuyện "Kiến và người" để hiểu rằng mình phải sống chung với một môi trường bền vững, và luôn đặt lợi ích của các sinh vật và tự nhiên lên trên hết.

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 7

Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế. Truyện “Chiếc lá cuối cùng" tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng" của Ô Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người.

Truyện “Chiếc lá cuối cùng" của Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã "đánh ngã hàng chục nạn nhân''. Giôn-xi cũng bi cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men đều trớ thành "vô dụng", cô yên trí là mình "không thể khỏi được". Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô "cũng ra đi thôi". Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng, cô đã khóc "đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp "nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng bị đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: “Em thân yêu, em yên dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...". Em hãy cố ngủ đi"...

Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.

 Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng "bức thông điệp màu xanh" của “Chiếc lá cuối cùng". Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khố, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được "gấu áo vị nữ thần" của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: "Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...". Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên "chiếc lá cuối cùng", "chiếc lá dũng cảm". Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân "đơn độc" ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ "vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất'' của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: "Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng" với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kỉ nay, hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.

           “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. ''Bức thông điệp màu xanh" ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng" đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.

Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bền nhất!

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - mẫu 8

Nhìn vào số phận của nhiều nhân vật trong "Truyện Kiều", ta không thể không tự hỏi vì sao họ lại phải trải qua những khó khăn, đau khổ đến như vậy? Điều đó không chỉ có liên quan đến địa vị xã hội mà còn cả tới sự thiếu nhân ái của một số người trước những người khác.

Người phụ nữ xuất hiện trong văn chương đều là những người xinh đẹp, đẹp cả ngoại hình cho đến tính cách và nội tâm. Với Thúy Kiều, nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Khi gia đình gặp biến cố, nàng đã không ngại đối diện với thị phi, với tương lai mù mịt phía trước để bán mình chuộc cha. Và rồi, nàng bỏ lỡ lời hẹn thề với Kim Trọng - người mà nàng yêu thương nhất. Cuộc đời nàng dẫu có bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm, nhưng nàng vẫn cam chịu, vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng, cho gia đình mà chẳng màng đến bản thân. Nàng có một tâm hồn thủy chung và cao thượng. Đó cũng chính là nét đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ đẹp người đẹp nết, dẫu đời đưa họ vào cảnh khốn cùng, họ vẫn luôn một lòng thủy chung, hiếu thảo với gia đình, mặc kệ bản thân chịu dày vò trong hố đen tuyệt vọng.

Họ đẹp đẽ là thế, đáng trân trọng là thế, nhưng họ lại sống trong một xã hội quá thối nát với bộ máy quan lại mục rỗng, với tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ. Họ càng xinh đẹp thì càng phải chịu cảnh bất công “hồng nhan bạc phận”. Nàng dường như có cuộc sống lênh đênh hơn Vũ Nương rất nhiều bởi những biến cố đi qua và hằn sâu vết sẹo vào đời nàng. Gia đình nàng vì đồng tiền hôi tanh mà phải chia ly, tan tác. Nàng cũng vì thế mà phải bán mình chuộc cha, để rồi trở thành món hàng không hơn không kém trong tay bọn buôn người. Đau đớn thay cho nàng, một người con gái trong trắng, tài sắc vẹn toàn nay chỉ là một món đồ chơi của bọn khách làng chơi. Không chỉ thế, nàng còn phải chịu cảnh đời lênh đênh bèo dạt, lưu lạc mười lăm năm và bị giáng xuống đầu muôn vàng tai ương.

Thúy Kiều chính là những nhân vật đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ không có quyền lợi, không có tự do, cũng chẳng có quyền được hạnh phúc - một cái quyền cơ bản nhất của con người. Họ bị hủ tục thối nát của xã hội phong kiến đẩy xuống vực sâu, chịu muôn vàn tủi hờn và đau thương. Dù họ cam chịu hay vùng vẫy, họ cũng chẳng bao giờ thoát được nanh vuốt của xã hội thối nát đó. Nhưng sau tất cả, họ vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp đáng trân quý của tâm hồn thanh cao.

Xem thêm các bài văn mẫu 11 Chân trời sáng tạo hay khác: