Giấu của - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Giấu của Ngữ văn lớp 12 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Giấu của.

Tác giả - Tác phẩm: Giấu của - Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Giấu của

- Lộng Chương (1918 - 2003) tên khai sinh là Phạm Văn Hiền, quê ở tỉnh Hải Dương, là đạo diễn sân khấu, nhà văn, nhà viết kịch tiêu biểu thuộc thế hệ văn nghệ sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1990, ông đã sáng tác, viết lại, chỉnh lí hàng trăm vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật là: A Nàng (kịch thơ, 1960), Đôi ngọc lưu li (chèo, 1962), Tình sử Loa thành (tuồng, 1979),...

- Ông thành công nhất ở lĩnh vực hài kịch với các vở tiêu biểu như: Mối lo của cụ Cửu (1950), Hỏi vợ (1958), Yểm bùa trừ sâu (1959), Quẫn (1960), Cưa mở hé (1969),...

- Lộng Chương đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vể Văn học nghệ thuật năm 2000.

Giấu của - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Giấu của

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiền bạc và tình ái thuộc thể loại: Hài kịch.

2. Xuất xứ

- Nhiều tác giả, Nhà hoạt động sân khẩu Lộng Chương – Sống để cho đi!, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2021, tr.15 – 21.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục đoạn trích

– Phần 1. Mở đầu: Giới thiệu các nhân vật với thói tật và những toan tính.

– Phần 2. Thắt nút: Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối gia sản tích cóp được lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh.

– Phần 3. Triển khai: Hai ông bà một mặt giấu vàng sau mấy bức ảnh trong phòng khách, mặt khác đi sắm sửa của hồi môn cho con gái để tẩu tán tài sản.

– Phần 4. Đỉnh điểm: Mẹ Đại Cát (cụ Đại Lợi) và em gái Đại Cát (bà Đại Hưng) biết tin này, cũng đòi được chia tài sản. Con gái Đại Cát là Thuý Trinh và người yêu cô (Hùng) là những thanh niên hăng hái tham gia lao động kiến thiết, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của nhà nước.

– Phần 5. Kết thúc: U Trinh – người làm công trong gia đình, tình cờ biết được chỗ hai ông bà Đại Cát giấu của, đã mách với Thuý Trinh và Hùng.

5. Giá trị nội dung

- Đoạn trích Giấu của tái hiện lại một góc nhỏ trong xã hội xưa, thể hiện sự xung đột giữa hiện thực và ý tưởng thông qua câu chuyện về một gia đình tư sản lâu đời. Quan đó thể hiện ý nghĩa sâu xa, châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thủ thuật trào phúng, ngôn ngữ đối thoại đỉnh cao.

- Xây dựng tình huống kịch đặc sắc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Giấu của

1. Những điểm đặc sắc về lời chỉ dẫn trong vở kịch

- Tính ước lệ:

+ Sử dụng các chi tiết tượng trưng, ẩn dụ để thể hiện nội dung vở tuồng.

+ Sử dụng các động tác để thể hiện hành động và tâm trạng nhân vật.

-Tính dân gian:

+ Sử dụng các hình ảnh quen thuộc trong đời sống dân gian.

- Tính biểu cảm:

+ Sử dụng các chi tiết, hình ảnh, âm thanh để tạo hiệu ứng sân khấu ấn tượng.

+ Sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh để tăng tính biểu cảm cho lời thoại.

=> Lời chỉ dẫn sân khấu trong "Giấu của - Lộng chương phần cảnh vào trò" đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề và thể loại của vở tuồng. Lời chỉ dẫn sân khấu góp phần tạo nên hiệu ứng sân khấu ấn tượng, thu hút khán giả và truyền tải thông điệp của vở tuồng một cách hiệu quả.

Giấu của - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Tình huống gây cười trong vở kịch

- Tình huống bất ngờ:

+ Ông Đại Cát và bà Đại Cát bàn bạc về việc giấu của cải. Tránh bị cụ cố phát hiện, loay hoay tìm chỗ giấu của cải.

- Hành động ngớ ngẩn:

+ Họ giấu vàng trong nồi canh, giấu bạc trong chăn bông, giấu tiền trong... quần áo.

=> Những hành động ngớ ngẩn của họ khiến cho tình huống trở nên hài hước.

- Lời nói ngộ nghĩnh:

+ Ông Đại Cát và bà Đại Cát nói năng lúng túng.

+ Họ sử dụng những lời nói ngộ nghĩnh để che giấu sự lo lắng của mình.

=> Những lời nói ngộ nghĩnh của họ càng làm tăng thêm tính hài hước cho tình huống.

- Tác dụng:

+ Tình huống hài hước giúp cho tác phẩm thêm sinh động và hấp dẫn.

+ Tình huống hài hước giúp châm biếm, sự tham lam, bủn xỉn của Ông Đại Cát và bà Đại Cát

+ Tình huống hài hước giúp thể hiện tính cách dí dỏm, hóm hỉnh của tác giả.

Học tốt bài Giấu của

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Giấu của Ngữ văn lớp 12 hay khác:

Xem thêm tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: