Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đẽo cày giữa đường Ngữ Văn 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước truyện Đẽo cày giữa đường, tìm đọc những truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện này.
- Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời:
- Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ hành động: suy nghĩ xem lời nói của người góp ý với hành động của mình xem lời nói ấy có phù hợp hay không, có thật sự hữu ích không, nếu hợp lí thì em sẽ cải sửa, còn không hợp lí thì sẽ tiếp tục hành động của mình.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Truyện kể về anh thợ mộc mở cửa hàng bán cày, khi anh ta đẽo cày bán, ai góp ý anh cũng cho là phải và làm theo. Kết quả là đống cày hỏng không sử dụng được.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh của người thợ mộc.
Trả lời:
- Hoàn cảnh của người thợ mộc: Anh dốc hết vốn mở cửa hàng đẽo cày để bán ở ngay lề đường nhiều người qua lại.
Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí ra sao?
Trả lời:
- Người thợ mộc được góp ý:
+ Đẽo cho cao, to thì mới dễ cày
+ Đẽo nhỏ, thấp hơn mới dễ cày
+ Đẽo to gấp đôi gấp ba để cày voi
=> Lần nào được khuyên anh cũng làm theo lời khuyên mà không xem xét tình hình thực tế.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?
Trả lời:
- Người thợ mộc phải chịu hậu quả: không bán được chiếc cày nào, vốn liếng đi đời nhà ma.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy tóm tắt bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.
Trả lời:
- Bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường: Anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ để mở cửa hàng đẽo cày bán, của hàng của anh ở ngay lề đường nhiều người qua lại.
Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
Trả lời:
- Sau mỗi lần được góp ý, người thợ mộc đều hành động là làm theo lời góp ý đó mà không suy xét tình hình thực tế.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?
Trả lời:
- Người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma” là vì nghe theo những lời góp ý của người đi dường mà không xem xét tình hình thực tế.
Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
Trả lời:
- Có thể rút ra những bài học từ câu chuyện trên là:
+ Phê phán người không có chính kiến của mình
+ Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
+ Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
- Ý nghĩa của thành ngữ đẽo cày giữa đường là: phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
Trả lời:
- Một sự việc tương tự truyện Đẽo cày giữa đường: nhà hàng xóm có xây ngôi nhà, định hướng để cổng phía Đông, đang xây dở dang, có người họ hàng xa đến chơi bảo không nên làm cổng hướng Đông, cổng sau nhà không tốt. Nhà chủ nghe theo bèn phá đi xây cổng ra trước nhà. Khi xây gần xong, ông thầy bói bảo cổng trước nhà đâm thẳng vào cửa, phạm gia củ làm ăn không lên. Gia chủ nghe theo lại phá cổng đi và xây về hướng Tây.