Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Trưa tha hương - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành đọc hiểu: Trưa tha hương Ngữ Văn 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Trưa tha hương
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư
- Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc
Trả lời:
- Đọc trước tùy bút Trưa tha hương và tìm hiểu thêm về tác giả Trần Cư
Tác giả Trần Cư
+ Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Huê Lăng - Thủy Nguyên + Hải Phòng, sinh ra trong một gia đình đông con. Để ông có thể được học hành đàng hoàng cha mẹ đã rất vất vả, cố gắng
+ Với bao nỗ lực của bản thân và gia đình, Trần Cư lấy được tấm bằng tú tài triết học phần một (năm 1938). Không muốn là gánh nặng thêm cho người thân, ông quyết định thi vào ngành bưu điện Đông Dương, đi làm lấy tiền phụ giúp gia đình, đồng thời học nốt phần hai. Sau đó ông tập trung viết báo.
+ Được bạn bè mách bảo, Trần Cư tìm đến với báo chí. Vào năm 1941, lần đầu tiên trong đời ông có bài đăng trên tờ Tin mới văn chương
+ Tiểu thuyết thứ bảy là tờ báo Trần Cư cộng tác lâu dài nhất. Trên tờ báo này, ông chủ yếu đăng các tác phẩm văn học như truyện ngắn, ký, tùy bút. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)…
- Tìm hiểu điệu hát ru của miền Bắc
+ Học sinh có thể tham khảo bài viết sau Hát ru người Việt ở Bắc Bộ: http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?articleid=4529&sitepageid=650
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
“Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện.
Trả lời:
- Thời gian: Một buổi trưa lung linh
- Địa điểm
+ Ở Chúp, bên kia bờ Cửu Long Giang
+ Ở nhà một người bạn Nam Kỳ
- Tình huống: Nhân vật tôi nằm nghỉ trưa ở nhà người bạn, trước không gian trưa vắng lặng và âm thanh tiếng ru quen thuộc.
- Cảnh vật: “Một cách cửa bếp còn mở ….xanh dịu trên rèm cửa”
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả được những điều gì
Trả lời:
- Từ “nạo” trong câu: “Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn.” diễn tả âm thanh tiếng võng cọ sát vào tâm hồn tôi, mang đến những cảm giác bồi hồi, da diết.
Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru nhắc nhân vật “tôi” nhớ đến những gì
Trả lời:
- Tiếng hát ru nhắc nhân vật “tôi” nhớ đến những kỉ niệm ngày xưa ở ngôi nhà của mình, nhớ thầy, mẹ, vú em.
Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra điều gì?
Trả lời:
- Tiếng hát ru đã giúp “tôi” nhận ra rằng: “Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”
Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chi tiết “ôm con người” cho biết người hát ru là ai?
Trả lời:
- Người hát ru là một người xa quê, vào đây để làm vú nuôi trông con cho người khác.
Câu 6 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh gì của quê hương qua tiếng hát ru?
Trả lời:
- Nhân vật “tôi” thấy hình ảnh của quê hương qua tiếng hát ru là: “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện gì? Tình huống, địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện có gì đặc biệt?
Trả lời:
- Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất.
- Tình huống, địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện đó rất đặc biệt vì ở chính quê người, ở căn nhà của người khác nhân vật tôi lại bắt gặp được những âm thanh quen thuộc, nhắc nhớ những kỉ niệm xưa cũ.
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?
Trả lời:
- “Tự nhiên tôi thấy nhớ nhà”, “tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”
- Nhớ về những kỉ niệm ngày xưa với thầy, mẹ, với vú em
- Nhớ về khung cảnh quen thuộc ở xứ Bắc
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một số câu, đoạn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả khi nghe tiếng hát ru.
Trả lời:
- “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi.”
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc.
Trả lời:
- “Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát”
Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc?
Trả lời:
- Bài tùy bút cho em hiểu thêm về điệu hát ru miền Bắc là: Điệu hát ru miền Bắc không đơn thuần chỉ để hát ru em, ru con ngủ mà nó còn là điệu hồn dân tộc, nó là kí ức tuổi thơ của biết bao con người. Nó nhắc nhớ người ta về cội nguồn dân tộc và nơi chôn rau cắt rốn của mình.