Top 30 Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình


Haylamdo biên soạn tổng hợp trên 30 bài văn Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học? hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình (hay nhất)

Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình - mẫu 1

Ngày nay, chúng ta được tiếp cận với nhiều hình thức học tập khác nhau. Điển hình trong số đó là phương pháp thuyết trình, lấy học sinh làm trung tập. Vậy, các bạn có bao giờ suy nghĩ tới việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?" Theo ý kiến của  mình hoàn toàn đồng tình với vấn đề này. Sau đây, mình xin được làm rõ những quan điểm, suy ngẫm ấy.

Thứ nhất, thường xuyên thuyết trình đồng nghĩa với việc chủ động tìm tòi tri thức bài học. Muốn chuẩn bị thật tốt cho sản phẩm của mình, các bạn học sinh phải dành thời gian nghiền ngẫm, khám phá kiến thức mới lạ. Từ đây, chúng ta rèn luyện và bồi dưỡng được năng lực tự học, tự giải quyết.

Tiếp đến, khi giáo viên đưa ra yêu cầu thuyết trình, mỗi cá nhân cần phải nỗ lực và tự giác nhiều hơn. Trong quá trình tự nghiên cứu ấy, người học cần liên tục trau dồi và mở mang tri thức. Điều này giúp người học hiểu sâu, nhớ lâu, dễ dàng nắm chắc các vấn đề đã được tích lũy, vun đắp.

Cuối cùng, phương pháp này còn giúp rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở học sinh. Những bạn thuyết trình tốt sẽ luôn tự tin bày tỏ quan điểm trước đám đông. Ngoài ra, để nắm bắt các thông tin được đề cập trong bài nói của người khác, mỗi người phải biết tập trung lắng nghe, ghi chép tóm tắt ý chính, từ khóa.

Tuy nhiên, có đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy nhàm chán khi phải thuyết trình quá thường xuyên. Chúng ta không còn hăng hái, say mê tìm hiểu các tri thức mới. Chính bởi vậy, các tiết học nên có sự cân bằng giữa việc giảng dạy và thuyết trình. Bên cạnh đó, để giờ thuyết trình không bị tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, mọi người nên tương tác, trao đổi với bạn bè phía dưới nhiều hơn.

Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình - mẫu 2

Như mọi người đã biết, thuyết trình là một phương pháp học tập quen thuộc và thường được sử dụng trong các tiết học. Có ai cảm thấy nhàm chán với phương pháp này hay không? Và các bạn có suy nghĩ gì về việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?".

Trước tiên, nhóm mình thấy rằng việc thường xuyên thuyết trình sẽ làm học sinh mất cân đối trong quá trình học tập. Để có thể chuẩn bị đầy đủ và chi tiết cho bài thuyết trình, một cá nhân hoặc nhóm phải dành ra rất nhiều thời gian đọc, tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức mới. Nếu không biết phân bổ thời giờ hợp lý, học sinh sẽ thiếu tập trung với các môn học khác.

Tiếp đó, tiết học nào cũng áp dụng thuyết trình còn gây cảm giác nhàm chán "một màu". Thời gian đầu, học sinh cảm thấy hào hứng, vui vẻ với hình thức này nhưng tần suất quá nhiều, quá dày khiến mọi người nản chí và không còn say mê học tập.

Thông thường, một tiết học thường diễn ra trong vòng 45 phút. Qũy thời gian này là quá ít để tất cả học sinh có thể thuyết trình sản phẩm của mình. Điều này đã vô tình cản trở việc giáo viên tổng kết lại toàn bộ kiến thức. Với những tiết học bị hạn chế thời gian, một số nhóm nêu sai tri thức nhưng không điều chỉnh kịp thời, dẫn đến tình trạng các bạn tiếp nhận chưa đúng. Bên cạnh đó, khi nhóm khác thuyết trình trên bảng thì phía dưới có nhiều học sinh lại làm việc riêng và không chú ý vào bài. Như vậy, kiến thức được truyền tải nhưng chẳng có ai lắng nghe và thu nhận.

Chúng ta không thể phủ nhận thuyết trình là một phương pháp học hiệu quả, kích thích tinh thần tự học của người học. Để giờ học thuyết trình trở nên hấp dẫn, mọi người cần có sự tương tác, trao đổi với nhau nhiều hơn.

Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình - mẫu 3

Trong các tiết học hiện nay, thuyết trình cá nhân hay theo nhóm đã trở nên rất phổ biến và hữu ích. Là một người học sinh được trải nghiệm nhiều phương pháp, kĩ thuật học khác nhau, các bạn có suy nghĩ như thế nào trước việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?". Sau đây, em xin trình bày ý kiến của mình như sau: 

Đầu tiên, khi giáo viên yêu cầu thuyết trình, học sinh sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức của bài. Dần dần, các bạn rèn luyện được tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Đối mặt với tri thức mới, mọi người không còn bỡ ngỡ mà trở nên nhạy bén, dễ dàng vận dụng vào thực hành, luyện tập.

Tiếp theo, trong quá trình tự tìm hiểu bài, học sinh phải "cày sâu bừa kĩ" các kiến thức mới lạ, khó hiểu. Từ đó, chúng ta dễ dàng nắm chắc bản chất vấn đề. Không còn tình trạng học trước quên sau, mọi người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu những tri thức mà bản thân đã khám phá và tích lũy.

Cuối cùng, việc thuyết trình thường xuyên còn giúp rèn luyện kĩ năng nghe nói tương tác. Muốn nắm bắt chính xác thông tin mà người nói đề cập, mỗi người phải tập trung lắng nghe và biết cách tóm tắt ngắn gọn các nội dung. Ngoài ra, thuyết trình cũng là cách để chúng ta trở nên tự tin khi đứng trước đám đông.

Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình - mẫu 4

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Nguyễn Hoàng Trâm Anh. Sau đây, em xin thay mặt nhóm Super Star lên thuyết trình về vấn đề: "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?". Mời cô và các bạn cùng lắng nghe.

Như các bạn đã biết, hệ thống giáo dục của chúng ta ngày càng có nhiều thay đổi. Lấy sự phát triển năng lực của học sinh làm trung tâm, thầy cô luôn cố gắng tạo ra những phương pháp mới trong công tác giảng dạy. Song hành với việc học lí thuyết, học sinh được phát triển thêm một số kĩ năng mềm nhờ hoạt động thuyết trình trên lớp.

Tuy nhiên, qua quá trình quan sát từ thực tế, nhóm mình không đồng tình với quan điểm nêu trên. Bởi chúng tớ cho rằng việc thuyết trình đang tiêu tốn quá nhiều thời gian của học sinh trong khi hiệu quả mà nó đem lại không được như mong muốn. Để có thể thuyết trình một cách tự tin và trơn tru trước lớp, chúng ta phải dành hàng tiếng đồng hồ, thậm chí là hàng tuần để chuẩn bị cả về kiến thức lẫn phương tiện hỗ trợ đi kèm. Đặc biệt, thuyết trình theo nhóm đòi hỏi mọi người phải cùng nhau trao đổi, thảo luận để đi đến hướng giải quyết tốt nhất. Chính vì vậy, việc dành quá nhiều công sức cho thuyết trình khiến học sinh không thể hoàn thành bài tập của những môn học khác. Ngoài ra, giáo viên thường xuyên giao thuyết trình cho học sinh gây ra sự nhàm chán nhất định. Trong khi các bạn ở trên đang say sưa trình bày ý kiến của mình thì một số bạn ngồi dưới lại không tập trung theo dõi, cười đùa, nói chuyện riêng. Tần suất thuyết trình dày đặc và sự phân bổ không hợp lí giữa các tiết học khiến thầy cô không thể tổng kết toàn bộ kiến thức.

Thuyết trình là phương tiện thúc đẩy khả năng sáng tạo, tinh thần tự giác và niềm say mê, hứng thú với việc học của học sinh. Do đó, cần cân bằng giữa việc học lí thuyết và thuyết trình trên lớp để học sinh không cảm thấy bị "bội thực" thuyết trình.

Phần trình bày của nhóm chúng em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi. Rất mong nhận được ý kiến của mọi người.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác: