Bố cục Quê hương chính xác nhất - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn bố cục tác phẩm Quê hương Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững bố cục tác phẩm Quê hương.
Bố cục văn bản Quê hương - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Gồm 4 phần:
- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
Tóm tắt Quê hương
Tóm tắt tác phẩm Quê hương - Mẫu 1
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Tóm tắt tác phẩm Quê hương - Mẫu 2
Bài thơ Quê hương là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. Qua lời thơ của tác giả, bức tranh thiên nhiên của một làng quê miền biển hiện ra đầy náo nhiệt, tươi sáng với những con người lao động chài lưới tràn đầy sức sống, mang vẻ đẹp khỏe khoắn. Cuộc sống vất vả nhưng thi vị, mộc mạc, giản dị nhưng lại vô càng quen thuộc, gắn bó sâu nặng với con người nơi đây.
Nội dung chính Quê hương
Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu của tác giả Tế Hanh với vùng quê chài lưới của mình. Bài thơ được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Tác giả - tác phẩm: Quê hương
I. Tác giả văn bản Quê hương
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
+ Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
II. Tìm hiểu tác phẩm Quê hương
1. Thể loại: Bài “Quê hương”dược viết theo thể thơ 8 tiếng (thơ mới)
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
3. Phương thức biểu đạt :
Bài thơ Quê hương có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục:
- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
7. Giá trị nội dung:
- Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.
- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.
- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.
- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
Để học tốt bài học Quê hương lớp 7 hay khác: