Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những
Câu hỏi:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những câu tục ngữ sau:
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
Trả lời:
Câu tục ngữ |
Phép nói quá |
Tác dụng |
a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.
|
Biểu hiện của nói quá trong câu tục ngữ này là ở hai vế chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Hai cụm từ này có nghĩa tương đồng: chưa kịp nằm thì trời đã sáng, chưa kịp cười thì trời đã tối, nghĩa là đêm tháng Năm và ngày tháng Mười đều quá ngắn. Tuy nhiên, nói thế là phóng đại, cường điệu lên, vì thực tế không đến mức như vậy. |
Nhằm tác động mạnh vào nhận thức của mọi người, giúp người ta hiểu được đặc điểm thời gian từng mùa để chủ động sắp xếp mọi việc cho phù hợp. |
b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang
|
Một nét phổ biến trong tâm lí con người: Khi vui cảm thấy thời gian chóng qua, có cảm giác ngày giờ ngắn hơn bình thường. Nhưng ngày vui ngắn chẳng đẩy gang thì cái ngắn của thời gian như hiện hình, một ngày mà có thể lấy gang tay để đo, nghĩa là chỉ còn lại một mẩu. |
Để tạo ấn tượng. |
c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.
|
Tát cạn bể đông là chuyện không thể. Vậy nên khi đặt ra giả định: Nếu vợ chồng hoà thuận với nhau thì bể đông cũng có thể tát cạn, ta hiểu đó là cách nói phóng đại đến mức phi lí. |
Tuy nhiên, phải nói quá như thế thì mới làm nổi bật được tầm quan trọng của sự hoà thuận vợ chồng. |