Soạn bài Gặp lá cơm nếp - Kết nối tri thức
Với Soạn bài Gặp lá cơm nếp Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Gặp lá cơm nếp - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Bài thơ thuộc thể năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người, Bắt nạt.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, thường được thổi để thắp hương trong ngày giằm, mùng một hoặc ngày giỗ, lễ tết. Có rất nhiều loại xôi khác nhau như xôi gấc, xôi đỗ, xôi ngô, xôi bánh hấp… Mỗi loại có một màu sắc, một mùi vị riêng nhưng các loại xôi đều được làm từ gạo nếp và có chung hương vị là mùi thơm nhẹ, ngọt ngào từ gạo nếp; độ dẻo dính vừa phải từ gạo. Khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi và ngậy của gạo, đặc biệt là gạo nếp mới.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.
- Số tiếng: 5 tiếng/ 1 dòng thơ.
- Vần: gieo vần chân
- Nhịp thơ linh hoạt: 2/3, 3/2
2. Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.
3. Theo dõi: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.
- Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: nhớ thương, yêu và trân trọng “mùi vị quê hương/con quên làm sao được/chia đều nỗi nhớ thương”.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Văn bản Gặp lá cơm nếp thể hiện tình yêu nỗi nhớ của người con/ tác giả đối với mẹ, với món xôi của mẹ và với quê hương đất nước.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
|
Gặp lá cơm nếp |
Đồng dao mùa xuân |
Số tiếng |
5 tiếng/ 1 dòng thơ |
4 tiếng/ 1 dòng |
Vần |
Vần chân |
Tự do |
Nhịp thơ |
linh hoạt: 2/3, 3/2 |
Linh hoạt 2/2, 3/1 |
Chia khổ |
4 dòng/khổ, có 1 khổ cuối 2 dòng. |
Linh hoạt: 2 dòng, 3 dòng, 4 dòng/ khổ |
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: người con thèm bát xôi mùa gặt/ khói bay ngang tầm mắt.
- Hình ảnh mẹ trong kí ức người con: người mẹ tảo tần “nhặt lá đun bếp”, và người con nhớ mùi cơm nếp của mẹ, mùi cơm “thơm suốt đường con”.
=> Hoàn cảnh đó là nền tảng để tác giả thể hiện tình cảm cảm xúc của mình.
Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương và lòng thương mẹ, thương quê hương đất nước.
- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp" là bởi đó là mùi vị quen thuộc với người con, là mùi vị quê hương thường trực trong trái tim. Lá cơm nếp như chất xúc tác, khi gặp là bùng cháy lên nỗi nhớ và tình yêu mẹ, yêu quê hương.
Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Qua đây người con hiện lên là một người con hiếu thảo, tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước luôn luôn thường trực trong trái tim người con, chỉ cần gặp chất xúc tác nhỏ là tình yêu nỗi nhớ có dịp bùng lên mạnh mẽ.
Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Thể thơ năm chữ có tác dụng trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ là: số tiếng trong mỗi câu thơ luôn gồm năm tiếng phối hợp với vần, nhịp mang đến sự gần gũi và dễ đọc, người nghe dễ cảm nhận và tác giả dễ thể hiện cảm xúc, suy tư của bản thân.
* Viết kết nối với đọc
Đoạn văn tham khảo:
Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.