Soạn bài Hội lồng tồng - Kết nối tri thức
Với Soạn bài Hội lồng tồng Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Hội lồng tồng - Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài văn thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Thời gian tổ chức:
+ Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh
- Địa điểm tổ chức:
+ Vùng Việt Bắc
- Vùng miền có lễ hội:
+ Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
- Phần cúng tế – lễ:
+ Người dân mang cỗ đến cúng thần nông
+ Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, …
- Phần vui chơi – hội:
+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, …
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông:
+ Những sản vật cúng tế như: thịt lợn, thịt gà, bánh chưng, hoa quả ở hội lồng tồng giống ở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông
Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội:
+ Trò chơi ném còn
+ Múa sư tử
+ Lượn lồng tồng
- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người:
+ Vui vẻ, tinh tế, duyên dáng, nhạy bén, sáng tạo và khéo léo
Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Người dân gửi gắm mong ước khi tổ chức hội lồng tồng, đó là: sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.
Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Em thấy người viết thấu hiểu sâu sắc và yêu mến, trân trọng trò chơi dân gian lượn của hội lồng tồng.