X

Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Tập 1 - Kết nối tri thức


Với Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 Tập 1 - Kết nối tri thức

* Nghĩa của từ 

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Từ gặp theo từ điển có nghĩa là cùng có mặt và tiếp xúc hay chỉ giáp mặt với nhau tại một địa điểm nào đó khi đến từ những hướng khác nhau (gặp người quen, gặp bạn bè, gặp mưa, gặp năm mất mùa). Lá cơm nếp là danh từ, nếu như kết hợp với động từ thể hiện sự tiếp xúc ta thường kết hợp “nhìn thấy lá cơm nếp”

=> Cách kết hợp gặp với lá cơm nếp là một cách kết hợp độc đáo, mới lạ.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thơm suốt đường con: thơm là từ chỉ mùi vị dễ chịu và có sự lan tỏa, thơm suốt đường con có nghĩa là hương vị, mùi xôi của mẹ/ mùi vị quê hương luôn thường trực trong người con xa quê. Dù con có đi phương trời nào thì hương vị ấy mãi mãi không bao giờ phai nhạt.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... không giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương bởi mùi vị kết hợp với thức ăn/ trái chín/ nước giải khát thì chúng ta có thể xác định rõ ràng được đó là mùi vị gì (thơm/chua/ngọt/cay…), còn mùi vị kết hợp với từ quê hương chúng ta không xác định được mùi vị chính xác giống như bình thường, mà ở đây là cảm nhận trong tâm thức của mỗi người.

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Câu thứ nhất: mẹ già được đặt cạnh đất nước cho thấy vai trò to lớn của mẹ, thấy được tình yêu thương vô bờ của người con dành cho mẹ.

- Câu thứ hai: nỗi nhớ thương là phần bên trong con người, thuộc về tâm tư tình cảm của con người. Nỗi nhớ thương ấy không để cân đong đo đếm được, vậy mà lại kết hợp với từ chia đều – chỉ chia được những gì chính xác, có thể ước lượng được.

=> Cách kết hợp từ độc đáo đó giúp cho người đọc thấy được tình cảm của tác giả dành cho mẹ rộng lớn nhường nào, yêu mẹ thương mẹ cũng như là yêu quê hương đất nước.

Câu 5 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các biện pháp tu từ có trong câu văn là:

a) 

- Biện pháp so sánh “mất một cái gì đó… như ai đó đuổi theo đằng sau” => làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn.

- Biện pháp điệp từ “không”, “gấp rãi” => nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu.

- Biện pháp nói giảm nói tránh “ngày bắt đầu rụng xuống”. Bình thường chúng ta sẽ nói ngày tàn còn tác giả nói “ngày bắt đầu rụng xuống”=> giúp cho câu văn có hồn hơn, ấn tượng hơn và giảm cảm giác mất mát vì một ngày sắp qua đi.

b) 

- Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt” , thường thường chúng ta cảm nhận âm thanh bằng thính giác, nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thị giác “từng giọt”=> tạo ấn tượng nơi người đọc và làm cho câu văn có hồn hơn và sự tinh tế của tác giả khi cảm nhận âm thanh gió mùa về.

- Biện pháp so sánh “âm thanh ấy….như ai đó đứng đằng xa…như đang ngại ngần” => làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn.

Câu 6 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Hai câu văn đều sử dụng biện pháp nhân hóa: trời, nắng, gió, mây là thuộc về tự nhiên nhưng lại mang những đặc điểm, đặc tính của con người => những sự vật trong tự nhiên trở nên gần gũi sinh động và có hồn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: