X

Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức

Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong


Câu hỏi:

Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?

Trả lời:

- Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua:

+ Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

+ Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc)

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)

+ Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng

+ Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

- Những nội dung này có liên quan mật thiết với những gì em đã đọc hoặc viết:

+ Ví dụ ở bài số 3, em học về chủ đề: Cội nguồn yêu thương thì phần nói và nghe em lại được học về: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học). Em có thể dựa vào các văn bản đã học ở bài 3 để học bài nói và nghe một cách tốt nhất.

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Trong học kì I, em đã học các bài Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước, Màu sắc trăm miền. Hãy chọn mỗi bài một văn bản mà em xác định là tiêu biểu cho chủ đề và thể loại của bài học và lập bảng vào vở theo mẫu gợi ý sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

 

 

 

 

Nội dung

Nghệ thuật

 

 

Xem lời giải »


Câu 2:

Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ chan chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình.

Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:

- Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn.

- Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Xem lời giải »


Câu 3:

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

    Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

     Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Xem lời giải »


Câu 4:

a. Đọc văn bản

a. Đọc văn bản a. Đọc văn bản a. Đọc văn bản

b. Chọn phương án đúng

Đề tài chính được tác giả khai thác trong văn bản là gì?

A. Thiên nhiên vùng rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp

B. Thiên nhiên và cuộc sống con người vùng rừng tràm Nam Bộ

C. Nạn cháy rừng và những nguy cơ về môi trường vùng rừng tràm Nam Bộ

D. Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Xem lời giải »


Câu 5:

Giữa người kể chuyện và các sự việc trong câu chuyện có mối quan hệ như thế nào?

A. Người kể chuyện là người chứng kiến các sự việc đã xảy ra.

B. Người kể chuyện là một nhân vật trong tác phẩm.

C. Người kể chuyện vừa chứng kiến vừa trực tiếp tham gia vào sự việc.

D. Người kể chuyện được nghe kể lại từ lời một nhân vật khác.

Xem lời giải »


Câu 6:

Nêu những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện.

Xem lời giải »