Con mối và con kiến - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý - Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tác giả tác phẩm bài Con mối và con kiến Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chọn lọc, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm bài Con mối và con kiến.
Tác giả - tác phẩm: Con mối và con kiến - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản
- Nam Hương (1899 - 1960) quê ở Hà Nội
- Ông sáng tác nhiều thơ ngụ ngôn, được in trong các tập Gương thế sự (1920), Ngụ ngôn mới (1935), Thơ ngụ ngôn (1937)…
- Ngoài ra ông còn có những tập thơ thiếu nhi được xuất bản như Bài hát trẻ con (1936) hoặc thỉnh thoảng có cho in đôi bài thơ trên báo Cậu ấm.
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Thể loại:
Con mối và con kiến thuộc thể loại thơ ngụ ngôn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm Con mối và con kiến được trích trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III do Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thương biên soạn và tuyển chọn. Xuất bản tại NXB Giáo dục năm 1999, tr. 805.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Con mối và con kiến có phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với biểu cảm
4. Tóm tắt văn bản Con mối và con kiến
Văn bản thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, thì kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
5. Bố cục bài Con mối và con kiến:
Con mối và con kiến có bố cục gồm hai phần:
+2 khổ thơ đầu: Lời của con mối
+3 khổ thơ sau: Lời của con kiến
6. Giá trị nội dung:
Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
– Sử dụng nhân hóa.
– Lời thơ ngắn gọn nhưng thâm thúy.
– Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm
1. Thái độ của mối về lối sống của kiến
- Hoàn cảnh sống: bàn tròn, ghế chéo, nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi à sung sướng, no đủ.
- Thái độ: chê bai đàn kiếm làm lụng cả ngày mà chẳng khấm khá lên được, thỏa mãn với hoàn cảnh sống của mình; ích kỷ, không sống vì cộng đồng
- Dự báo tương lai: cuộc đời ngắn hạn, dễ thất bại.
2. Hoàn cảnh sống của con kiến
- Hoàn cảnh sống: khó khăn, cực nhọc.
- Thái độ: không đồng tình trước lời nói của mối, thẳng thắn đưa ra quan điểm cá nhân; vẫn tiếp tục cần mẫn với công việc; luôn cống hiến vì cộng đồng.
3. Bài học và ý nghĩa
- Lối sống thụ động, nhàn hạ, lười biếng sẽ triệt tiêu cuộc sống của chúng ta.
- Hãy luôn cần cù, chăm chỉ để có một cuộc sống tốt hơn.
Học tốt bài Con mối và con kiến
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Con mối và con kiến Ngữ văn lớp 7 hay khác: