Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt
Câu hỏi:
Từ “giọt” trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người thì cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim.
Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, trong ngữ cảnh này, "Giọt long lanh" ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa: giọt sương, giọt mưa xuân, cũng có thể là giọt của tiếng chim chiền chiện. Dù hiểu theo nghĩa nào đi nữa thì đây cũng là biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng). Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.