Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan (10 mẫu).
Câu hỏi:
Trả lời:
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 1
Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.
Bàn chơi: Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài.
Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50.
Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật: Thành ngữ: Một đập ăn quan – hàm ý chỉ những hành động đơn giản nhưng tức thì đạt kết quả to lớn.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 2
Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.
Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau:“Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ…
Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.
Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng năm dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô một dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ năm dân thì có thể vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết.
Trò chơi này rất hau và có những chiến thuật đòi hỏi như một bàn cờ thực sự và chỉ cần một khoảng sân nhỏ các bé gái có thể chơi trò chơi này một cách thoải mái.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 3
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều công cụ giải trí khác ra đười, những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người chơi nhưng nó vẫn sẽ không bao giờ biến mất trong bản sắc văn hóa Việt.
Để chơi trò ô ăn quan, bọn trẻ phải đào trên mặt đất hai hàng lồ song song, mỗi bên 5 lồ là 5 ô ruộng. Còn hai đầu là hai lồ to là hai ô quan. Số hạt sỏi ô quan là 10, ô ruộng là 5. Để giành quyền đi trước phải oẳn tù tì xem ai thắng. Khi đến lượt, người ta bốc sỏi ở ô nhỏ rải theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. Rải hết thì bốc sỏi ở ô tiếp theo. Cho đến khi nào tạo ra được một lồ không có viên nào thì được ăn toàn bộ số quân của ô cách đó.
Trong trò chơi này, khi ăn được ô quan kết thúc ván chơi lũ trẻ nào cũng đều thuộc câu: hết quan – tàn dân – thu quân – bán ruộng và bày lại cuộc chơi. Ngẫm lại thấy trò chơi khá giống câu chuyện xã hội. Một xã hội khi quan tan tác thì dân tàn lụi, đó là lúc ngừng cuộc chơi để bày ván khác. Rõ ràng trò chơi ô ăn quan không đơn thuần chỉ là giải trí hoặc rèn luyện cách tính toán mà còn là câu chuyện xã hội, là một lời cảnh báo chứa trong trò chơi mang tính quy luật của mỗi cuộc hành trình.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 4
Không khó để bắt gặp những đám trẻ đang tụm năm tụm bảy chăm chú hồi hộp “đi quân” bằng cách thả những viên đá, sỏi vào ô quan vẽ trên đất ở các miền quê, hay tiến bộ hơn là các ô quan màu sắc in sẵn trên giấy và hạt nhựa đối với thành thị. Ô quan đã đi xuyên qua quá khứ bụi bặm của mình, để chuyển mình từ một trò chơi dân gian cho trẻ em chân đất áo bùn thôn quê, thành một thú vui vừa mang tính giải trí lẫn giáo dục cho trẻ em thời hiện đại.
Đầu tiên, vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi. Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi...
Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui của tuổi thơ. Chỉ cần một khoảng sân nhỏ, đất trống trong vườn, vài ba viên sỏi hay phấn màu là có thể cùng nhau chơi ô ăn quan. Ô ăn quan là một trò chơi dân gian để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng những ai đã từng là trẻ thơ.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 5
Ngày nay, khi hỏi mỗi đứa trẻ về những trò chơi dân gian như ô ăn quan hay rồng rắn lên mây, có thể chúng ta chỉ nhận được ít ỏi những câu trả lời “Em có biết”, nhưng ngược dòng lịch sử quay trở về với trẻ em thời trước thì ô ăn quan là một trong số các trò chơi dân gian lành mạnh và được ưa thích nhiều nhất.
Đây là một trò chơi thiên về tính toán nên đòi hỏi ở người chơi khả năng trí tuệ cao hơn, thay vì sức lực như những trò chơi khác. Trò chơi gồm một bàn kẻ trên một mặt phẳng tương đối. Bàn chơi thông thường có hình chữ nhật với 10 ô vuông đối xứng nhau (được gọi là ô dân), hai đầu hình chữ nhật sẽ có hai vòng cung lớn được gọi là ô quan. Quân chơi thường sẽ là những viên sỏi hay đã có kích thước nhỏ đối với ô dân và có kích thước lớn đối với ô quan. Ở mỗi ô dân sẽ đặt 5 quân, tổng cộng cho cả trò chơi là 50 quân. Còn đối với những ô hình bán nguyệt thì có có hai quân lớn.
Trò chơi này sẽ gồm hai người chơi, hai người này sẽ lần lượt cầm quân tại một ô quân bên mình và đi rải lần lượt vào các ô quân khác theo chiều tự chọn, qua mỗi một ô vuông sẽ để lại một quân. Nếu như hết quá trình rải mà quân cuối cùng rơi vào ô quân mà ô ngay đằng sau ô đó trống thì người chơi sẽ ăn được toàn bộ quân tại ô đằng sau nữa. Người chơi sẽ cố gắng di chuyển quân sao cho ăn được càng nhiều dân và nhiều quan càng tốt. Và nếu như ăn được quan thì số điểm mà mỗi người chơi có là 10 điểm ( mối dân chỉ có 1 điểm). Sau khi cho kết thúc, nếu điểm của người nào cao hơn thì người đó sẽ là người chiến thắng
Mặc dù nói đây là một trò chơi dân gian thường dành cho trẻ em nhưng tất cả những người có mong muốn và yêu thích trò chơi này đều có thể chơi. Số lượng thông thường của trò chơi này là hai. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp số lượng người chơi sẽ lên đến ba hoặc bốn.
Ô ăn quan cùng với những giá trị văn hóa tốt đẹp của nó sẽ mãi còn trong lòng những người dân Việt chân chính và cũng sẽ còn như là một biểu tượng cho cho đời sống trẻ em làng quê một thời Việt Nam.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 6
Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển thì đã có biết bao nhiêu trò chơi mới ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người , đặc biệt là trẻ em.Nhưng khi rời thành phố ồn ào , náo nhiệt để đến với những làng quê yên bình sau những lũy tre xanh , thỉnh thoảng ra lại được nhìn ngắm những đứa trẻ say sưa trong những trò chơi dân gian thú vị, một trong những trò chơi ấy là “ ô ăn quan”.
Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây.
Đầu tiên đến với khâu chuẩn bị. Trước hết phải chọn nơi để đặt bàn chơi, diên tích không cần quá lớn, chỉ cần đủ cho hai đến ba người chơi. Có thể là một góc nhỏ trong ngõ, hay ở đầu làng, hay trên một bàn đá. Tiếp đó là chuẩn bị một mảnh gạch nhỏ hay một viên phấn để ve khung chơi. Khung chơi ở đây hình chữ nhật, dài tầm một mét hoặc hơn tùy thuộc vào người chơi. Sau đó chia hình chư nhật thành 10 ô bằng nhau. Hai bên cạnh ngắn của hình chữ nhật tạo thành hình bán nguyệt hay hình vòng cung. Sau bước chuẩn bị, ta đi tìm 50 viên sỏi hoặc viên đá hoặc là những miếng nhựa có kích thước đều nhau, chia đều vào 10 ô trong hình chư nhật gọi là ô dân. Còn hai ô vòng cung kia gọi là ô quan. Đặt vào mỗi bên một viên sỏi to hoặc một viên đá to có kích thước lớn, màu sắc khác nhau để phân biệt.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, hai người chơi được chia làm 2 đội: đội A và đội B. Để cho công bằng thì hai bên oẳn tù tì xem bên nào thắng tức là bên đấy được quyền xuất quân trước. Người chơi bên đội A(hoặc đội B)người viên thắng dùng 5 quân trong 10 ô bất kì rải lần lượt vào các ô còn lại xuôi ngược tùy ý bao gồm cả ô quan lớn. Tuy nhiên việc chia vào cả ô quan còn phụ thuộc vào cách chơi ở từng vùng miền. Đến khi 5 viên đá hay sỏi ta đa rải hết ở các ô thì tra có quyền lấy sỏi ở ô tiếp theo để tiếp tục rải. Cho đến khi nào viên sỏi cuối cùng được dùng cách khoảng là một ô trống thì số sỏi ở ô bên cạnh được bỏ ra ngoài và thuộc về người vừa rải chỗ đá hoặc sỏi ấy.
Và đến khi nào viên sỏi cuối cùng dừng lại ở 2 ô trống liên tiếp thìu người đó coi như là mất lượt và phải nhường lại để bên B đi quân của mình. Người chơi tiếp theo cung chơi tương tự như bên A chơi. Và cứ thế hai người đi quân cho đến khi số quân ở từng ô hết. Người nào có số viên đá hay sỏi nhiều hơn thì người đó thắng. Và còn một điều chú ý nữa ở đây đó là 1 quan được quy đổi thành 5 hay 10 dân còn phụ thuộc vào thỏa thuận của người chơi ban đầu.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 7
Bây giờ nhiều trò chơi của con trẻ ngày xưa không còn nữa. Những trò chơi luyện sức khỏe như đánh khăng, luyện khéo tay như đánh bi, đánh đáo, luyện cho đôi mắt tinh nhanh như rải ranh, chuyền chắt, tất cả không còn thấy chơi. Còn cách chơi thì chắc cũng không còn đứa trẻ nào biết. May ra chỉ còn ở một số vùng nông thôn hẻo lánh. Trong các trò chơi đó, có một trò luyện trí bây giờ cũng không còn, đó là trò chơi ô ăn quan đã rất phổ biến ở các vùng nông thôn.
Để chơi trò ô ăn quan, bọn trẻ phải đào trên mặt đất hai hàng lồ song song, mỗi bên 5 lỗ là 5 ô ruộng. Còn hai đầu là hai lồ to là hai ô quan. Số hạt sỏi ô quan là 10, ô ruộng là 5. Để giành quyền đi trước phải oẳn tù tì xem ai thắng. Khi đến lượt, người ta bốc sỏi ở ô nhỏ rải theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. Rải hết thì bốc sỏi ở ô tiếp theo. Cho đến khi nào tạo ra được một lồ không có viên nào thì được ăn toàn bộ số quân của ô cách đó.
Trong trò chơi này, khi ăn được ô quan kết thúc ván chơi lũ trẻ nào cũng đều thuộc câu: hết quan – tàn dân – thu quân – bán ruộng và bày lại cuộc chơi. Ngẫm lại thấy trò chơi khá giống câu chuyện xã hội. Một xã hội khi quan tan tác thì dân tàn lụi, đó là lúc ngừng cuộc chơi để bày ván khác. Rõ ràng trò chơi ô ăn quan không đơn thuần chỉ là giải trí hoặc rèn luyện cách tính toán mà còn là câu chuyện xã hội, là một lời cảnh báo chứa trong trò chơi mang tính quy luật của mỗi cuộc hành trình.
Mặc dù nghe có vẻ chơi đơn giản nhưng để chiến thắng thì người chơi phải tính toán thật nhanh, đòi hỏi sự nhanh trí, bởi để tính toán cho bước đi tiếp theo sao cho có thể ăn được nhiều quân thì người chơi chỉ có thể suy nghi nhiều nhất trong 30 giây.
Như vậy việc chơi trò ô ăn quan không chỉ đem lại niềm vui cho các bạn thiếu nhi, cho những cô cậu học trò sau một giờ học căng thẳng ở trường. Hơn nữa khi chơi trò chơi này, nó sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hai người chơi, tạo nên sự gần gũi, gắn kết tình bạn trở nên khăng khít. Rèn luyện cho người chơi kĩ năng tính toán tốt, xử lí tình huống một cách nhanh chóng.
Mong rằng trò chơi này sẽ được phổ biến rộng hơn để nhiều bạn trẻ ở mọi lứa tuổi có thể tiếp cận được, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển trí óc cho các bạn.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 8
Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau.
Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50. Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận.Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 9
Ô ăn quan là trò chơi mang đậm chất thuần hậu phong thủy Việt Nam, nó gắn liền với những mảnh đất chữ điền nằm cạnh nhau.
+Bàn chơi: Bàn chơi ô ăn quan chỉ cần một mặt phẳng tương đối rộng, kích thước mỗi ô dao động sao cho thích hợp chứa quân chơi và di chuyển quân dễ dàng. Vì thế bàn chơi ô ăn quan thường là vỉa hè, sân nhà, nền gạch…Dùng phấn, sỏi, que cây để kẻ ô thành hình chữ nhật, chia hình chữ làm 10 ô nhỏ mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Hai đầu chữ nhật vẽ thêm hình bán nguyệt. Các ô vuông được gọi là ô dân, còn hai hình bán nguyệt là ô quan.
+ Quân chơi: có hai loại quân là quân dân và quân quan. Với bàn chơi thông thường ta có 2 quân quan và 50 quân dân. Chất liệu quân rất đa dạng, có thể làm từ sỏi,đá, đất, nhựa hoặc hạt cây…miễn sao kích thước phù hợp để cầm nắm, quân quan phải lớn hơn quân dân. Quân quan được đặt trong hai hình bán nguyệt, quân dân được đặt đều trong các ô vuông.
+ Người chơi: thường có hai người chơi, hai người ngồi hai bên ô vuông dài và kiểm soát quyền chơi phía bên mình.
Luật chơi:
+Người thắng cuộc là người kết thúc cuộc chơi có tổng số quan dân quy đổi nhiều hơn. Thông thường 1 quân quan đồi được 10 hoặc 5 quân dân.
+ Từng người chơi lần lượt di chuyển số quân dân trong ô bất kì, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất. Nếu liền sau là ô vuông chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân rải tiếp. Nếu liền sau là ô vuông trống và sau là ô chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô. Nếu liền sau là ô quan chứa quân hoặc hai ô trống trở trên thì người chơi bị mất lược. Trong trường hợp 5 ô trống của chơi đều không có quân thì người chơi sẽ lấy quân ăn được của mình rải lên hoặc mượn quân đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan bị ăn hết.
Ngoài ra ô ăn quan cũng có thể chơi 3 hoặc 4 người, luật chơi giống như cách chơi 2 người nhưng hình vẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chơi 3 người các ô nằm trong tam giác đều, 4 người các ô nằm trong hình vuông và có 4 ô quan. Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui của tuổi thơ.
Viết bài văn thuyết minh về trò chơi ô ăn quan- Mẫu 10
Từ ngàn năm nay, nền văn học dân gian đã thấm nhuần trong đời sống của nhân dân ta, ngay đến những trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn. Một trong những trò chơi như vậy là trò chơi dân gian ô ăn quan.
Để chơi trò chơi này, cần chuẩn bị một số điều như sau:“Quan” và “dân” tên gọi của hai loại quân chơi, cần dùng một vật liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió, đó có thể là những viên sỏi, gạch nhỏ, hạt quả, mẩu gỗ,…. Quân “quan” cần có kích thước lớn hơn hoặc hình dạng khác quân “dân” để dễ phân biệt với nhau. Số lượng quan luôn là hai còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là năm mươi. Sau khi đã có quân chơi, cần bố trí chúng: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô là một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô là năm dân. Khi chơi trò này, thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng đó là người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn.
Cách chơi cũng rất đơn giản chỉ là di chuyển quân, từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo những cách để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương thì càng tốt. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này. Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc hai ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy. Ô quan có ít dân (nhỏ hơn năm dân) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhiều công cụ giải trí khác ra đười, những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người chơi nhưng nó vẫn sẽ không bao giờ biến mất trong bản sắc văn hóa Việt.