Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra. (10 mẫu)
Câu hỏi:
Trả lời:
Dàn ý Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra
- Mở đoạn: Giới thiệu về sự trách nhiệm và người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra.
- Thân đoạn:
+ Thế nào là dám nhận trách nhiệm trước sai lầm
+ Em có tán thành với cách sống biết nhận trách nhiệm trước sai lầm hay không?
+ Người dám nhận trách nhiệm, dám thất bại sẽ có những phẩm chất nào?
+ Những lợi ích của sự trách nhiệm, dám nhận lỗi sai, dám thất bại
- Kết đoạn: Cảm nhận và liên hệ bản thân em.
Mẫu 1
Con người sống trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào cũng cần rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trong đó không thể không nói đến trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là ý thức và hành vi luôn hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc giữ lời hứa, làm đúng những gì mình đã nói hoặc đã cam kết. Người có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng thời gian và làm tốt công việc được giao; không để người khác thúc giục, nhắc nhở bạn; biết nhìn thẳng vào thực tế, nhận lỗi của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tin tưởng. Khi chúng ta thực hành đức tính “trách nhiệm”, chúng ta sẽ trau dồi nhiều đức tính quý báu khác. Có thể thấy, trách nhiệm là một đức tính vô cùng quan trọng, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính này để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mẫu 2
Richard L Evans đã từng nói “Sự trưởng thành bắt đầu vào ngày chúng ta chấp nhận trách nhiệm đối với hành động của bản thân mình”. Thật vậy, người có trách nhiệm là người dám nhận và sửa chữa những sai lầm, thất bại do chính mình gây ra, có trách nhiệm với những gì mình làm…khi đó ta đã tưởng thành. Em cảm thấy rất khâm phục, vì không phải ai cũng có đủ can đảm để đứng lên nhận lỗi của mình. Chỉ khi đối diện với thất bại, trải qua những lần vấp ngã chúng ta mới nhận lại được giá trị tương xứng, những bài học để đưa ta bước trên con đường thành công. Chúng ta nên có trách nhiệm với bản thân, với những việc mình làm thì khi đó chúng ta mới trở nên tốt đẹp hơn!
Mẫu 3
Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.
Mẫu 4
Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4. 0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.
Mẫu 5
Trong cuộc sống, thái độ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hành động, lời nói của bản thân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Thật vậy, việc ý thức được trách nhiệm sẽ giúp mỗi người có được những hành động chuẩn mực hơn trong đời sống hàng ngày. Tinh thần tự giác chịu trách nhiệm được thể hiện ở trước, đang và sau việc mà mỗi người làm. Người mà có tinh thần tự giác, chịu trách nhiệm không chỉ nhận thức được việc mình đang làm sẽ không ảnh hưởng xấu đến người khác và nếu giả sử có trường hợp xấu xảy ra thì người đó cũng sẽ tự gánh vác hậu quả của mình. Việc có ý thức và tinh thần tự chịu trách nhiệm hành vi trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người có những hành vi chuẩn mực và hợp lý hơn. Nguyên nhân là vì ta có quá trình suy nghĩ, cân nhắc, tránh được sự bốc đồng và nhanh ẩu đả. Thứ hai, việc có ý thức và tinh thần tự chịu trách nhiệm hành vi trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người nhận được nhiều sự tín nhiệm từ những người xung quanh. Trên thực tế, ai cũng sẽ kính nể những người có tinh thần làm việc giàu trách nhiệm và có kỷ luật trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần tự chịu trách nhiệm cũng đi kèm với thái độ sống giàu lòng tự trọng, phẩm chất mà mỗi người đều cần có. Tóm lại, việc tự chịu trách nhiệm với bản thân là thái độ sống cần phải có trong cuộc sống để có được một cuộc sống hạnh phúc và có kỷ luật hơn.
Mẫu 6
Chúng ta từ thuở ấu thơ đã luôn được ông bà cha mẹ răn dạy rằng: muốn nên người phải biết ơn tổ tiên, hiếu kính với bậc sinh thành, biết nhường nhịn người dưới và phải biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng hiện nay, đối với thế hệ trẻ, với học sinh, sinh viên thì việc sống có trách nhiệm đang trở thành vấn đề cần được quan tâm, giáo dục song song bên cạnh giáo dục tri thức. Bởi trước khi làm bất cứ việc gì, nếu mỗi chúng ta đều biết cân nhắc, suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của mình thì sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc, khiến mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế sống có trách nhiệm là lối sống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy trong xã hội, giúp chúng ta sống có ích, sống đẹp hơn.
Vậy thế nào là sống có trách nhiệm? Sống có trách nhiệm là việc làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mỗi cá nhân với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội…biết suy nghĩ, phân biệt đúng sai phải trái, làm chủ hành vi của bản thân và dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Sống có trách nhiệm với bản thân là tự lên kế hoạch, hành động để thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn, mong muốn của mỗi học sinh cấp 3 chính là sau kì thi tốt nghệp trung học phổ thông có thể thi vào một trường Đại học danh tiếng để sau này có được công việc như ý. Để thực hiện được mong muốn đó thì ngay từ khi bắt đầu học sinh đó đã phải không ngừng học tập trau dồi kiến thức, tu luyện đạo đức, rèn luyện các kỹ năng cho tương lai. Sống có trách nhiệm với gia đình là làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của người con, người cháu trong gia đình: ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết kính trên nhường dưới,… trong đó có cả phần trách nhiệm với bản thân. Biết sống có trách nhiệm với bản thân thì cũng là có trách nhiệm với gia đình. Đối với xã hội, sống có trách nhiệm chính là ý thức cộng đồng, đóng góp công sức của mình cho những hoạt động chung, vì tập thể, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình.
Đối với chúng ta, khi còn là học sinh trên ghế nhà trường thì trách nhiệm của ta là học tập, trrau dồi kiến thức, kỹ năng, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe chuẩn bị hành trang để trở thành công dân mẫu mực trong tương lai. Tuy nhiên, kiến thức không chỉ gói gọn trong sách vở, chúng ta cần phải biết hòa nhập vào môi trường tập thể, tìm tòi, khám phá, học tập những điều hay, cái tốt ở những người xung quanh, xem bản thân mình còn yếu ở đâu để dần sửa đổi, để hoàn thiện bản thân. Trong gia đình, chúng ta là phận làm con, làm cháu nên cần phải có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Nhưng như chúng ta thấy, cuộc sống hôm nay, nhiều người vì mải chạy theo danh vọng, tiền tài, vật chất, hay vì ông bà cha mẹ đã tuổi cao sức yếu không còn khả năng lao động nữa nên đã bỏ bê không ngó ngàng đến họ. Thậm chí là đánh đập, chửi bới và đuổi họ ra khỏi nhà. Đối với anh chị em trong nhà cần yêu thương, đùm bọc, chia sẻ giúp đỡ nhau khi khó khăn mà không cần tính toán thiệt hơn. Nhưng có rất nhiều người không nhận anh em vì họ nghèo, tranh giành, đánh chửi nhau, đưa nhau ra tòa kiện tụng vì vài phân đất. Thật đáng buồn lắm thay! Ngoài xã hội, mỗi chúng ta là một công dân nên trong bất cú công việc gì chúng ta cũng phải chấp hành đúng pháp luật, làm việc gì cũng phải cố gắng hoàn thành cho tốt, đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển chung của xã hội. Trong nhà trường, mỗi học sinh phải xác định thật nghiêm túc, đến trường là để học tập, rèn luyện bản thân cả về kiến thức và đạo đức. Vì thế cần phải lắng nghe khi thầy cô giảng bài, hoàn thành bài tập thầy cô giao cho, giúp đỡ những bạn còn yếu kém hơn mình, học tập những phương pháp hay của cả thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, không ít học sinh hiện nay đến trường chỉ đua đòi theo những thói hư tật xấu, chẳng bao giờ nghe giảng, chẳng khi nào học bài và làm bài tập ở nhà, không đoàn kết bạn bè, thậm chí là đe dọa, đánh bạn khi không được bạn đáp ứng yêu cầu nào đó. Đó chính là lối sống buông thả vô trách nhiệm với bản thân và với cả cộng đồng, chúng ta cần phải tránh xa và kịch liệt lên án.
Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động đơn giản tưởng như vô cùng nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, sẵn sàng nhặt khi thấy rác,…hay đơn giản là thói quen đúng giờ, đúng hẹn. Việc không để người khác phải chờ đợi mình là một việc làm văn minh, thể hiện sự tôn trọng với đối phương cũng là cách sống có trách nhiệm. Vì người khác cũng như bản thân ta một ngày có rất nhiều công việc cần giải quyết, chúng ta không nên lãng phí thời gian của họ bằng việc để họ phải đợi chờ mình, dù bản thân có quyền cao chức trọng đến đâu, có là người nổi tiếng cỡ nào thì cũng đừng nghĩ rằng bản thân mình là quan trọng, là trung tâm vũ trụ mà thiếu sự tôn trọng với những người xung quanh. Vì tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình, là sống có trách nhiệm.
Ngày nay, một bộ phận giới trẻ đang mải mê chạy theo nếp sống, suy nghĩ của phương Tây, đó là lối suy nghĩ, lối sống thoáng mà chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức căn bản. Việc đua đòi cùng với sự thiếu hiểu biết đã dẫn tới lối sống buông thả, không lành mạnh, vô trách nhiệm. Điều đó đã gây nên những hậu quả khôn lường: phạm tội, nghiện ma túy, đối với một số bạn nữ thì đã phải làm mẹ khi còn quá trẻ, tình trạng nạo hút thai ngày càng phổ biến,…
Chúng ta cần ý thức được rằng: bản thân còn rất trẻ, là hy vọng của gia đình, là tương lai của đất nước, chúng ta cần phải sống sao cho có ý nghĩa, cần phải phấn đấu không ngừng trau dồi tri thức, bồi dưỡng đạo đức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ sảo cho tương lai. Phải tự lên kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành mục tiêu cá nhân và nhiệm vụ được giao mà vẫn có thời gian cho việc quan tâm đến gia đình, bạn bè và để bản thân có được những phút nghỉ ngơi, thư giãn. Như vậy là ta đã sống một cuộc đời ý nghĩa với một lối sống tích cực, lối sống có trách nhiệm.
Mẫu 7
Ngày nay, tinh thần trách nhiệm cá nhân của học sinh, sinh viên đã phai mờ sau bao thế hệ, chính vì thế nên tinh thần “sống có trách nhiệm” rất cần thiết đối với tất cả chúng ta lúc này. Vào năm 2007, chính sách giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng đã sử dụng chủ đề “sống có trách nhiệm” để làm chủ đề chính cho năm học, nhằm giúp học sinh rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm vốn có.
Trước hết, cần hiểu được “sống có trách nhiệm” là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân. . . dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Ví dụ như: Bổn phận là học sinh - những tinh hoa tương lai của đất nước là học tập.
Trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể, trái nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Gia đình là nền tảng xây dựng lên nhân cách của mỗi con người, một đứa trẻ sinh và lớn lên theo chiều hướng xấu hay tốt một phần là do ảnh hưởng của gia đình. Vì thế nên đối với gia đình, ta phải xây dựng cho mình một hình mẫu ngoan ngoãn, lễ phép và yêu quý các thành viên khác. Đồng thời, cần phải biết chia sẻ và yêu thương với mọi người xung quanh.
Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống, những thói quen hằng ngày mà chúng ta dần như quên đi vì nó quá quen thuộc. Giả sử như việc đúng giờ, đúng hẹn cũng là sống có trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với công việc của bản thân, trách nhiệm với uy tín và có trách nhiệm với đối phương.
Tuy nhiên, hiện nay có không ít người thể hiện lối sống vô trách nhiệm. Tình trạng nhiều bạn nữ phải vào bệnh viện khi còn rất trẻ như hiện nay thì đó là một hiện thực quá đau lòng. Nhiều người sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma úy, nghiện hút…
Như vậy, con người, cần phải ý thức biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Mẫu 8
Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội.
Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.
Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?
Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.
Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.
Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Ví dụ như hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng? Đó chính là do lối sống vô trách nhiệm.
Mẫu 9
Con người là một thành phần trong xã hội. Con người góp phần vào việc đổi mới và xây dựng xã hội. Chính vì thế mà con người cần phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm để xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh. Một lối sống có trách nhiệm sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính bản thân, gia đình và xã hội.
Việc sống trách nhiệm là việc mà con người làm tròn phẩn phẩn của mình với xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình. Con người dám làm, giám chịu trách nhiệm với chính hành động của bản thân thế mới là trách nhiệm. Trách nhiệm của một người học sinh đó là phải trau dồi nhiều kiến thức, rèn luyện tâm hồn để hoàn thành nghĩa vụ với bản thân và trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Biểu hiện của việc sống có trách nhiệm rất đa dạng và phong phú. Hành động có trách nhiệm có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe bản thân, không bỏ bữa sáng, lễ phép và kính trọng mọi người….. Mỗi một hành động nhỏ hàng ngày sẽ góp phần tích lũy thành một thói quen hàng ngày, trở thành một lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, việc sống trách nhiệm với bản thân không chỉ đơn giản là làm những việc có ích cho chính bản thân mình mà việc làm ấy phải gắn với lợi ích của gia đình và xã hội. Nếu chỉ biết sống có trách nhiệm với bản thân thì đó không phải là lối sống trách nhiệm mà đó sẽ trở thành lối sống ích kỷ hẹp hòi. Chính vì thế con người cần phải hòa mình vào xã hội, phải biết san sẻ yêu thương và làm nhiều việc có ích cho mọi người thì đó mới gọi là người có trách nhiệm.
Xã hội đang dần phát triển từng ngày, và học sinh cũng cần phải góp phần vào sự phát triển của xã hội. Chúng ta phải có trách nhiệm với nơi mà chúng ta tồn tại. Mỗi người chỉ cần làm những hành động nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung… cũng là đóng góp cho xã hội. Hay những hành động tình nguyện vào dịp hè của thanh niên cũng là một hành động có trách nhiệm với bản thân. Họ đi về vùng sâu vùng xa giúp đỡ những người già neo đơn, sửa lại cầu đường, lợp lại mái lá… tất cả những nghĩa cử đó đều thể hiện rõ rệt những cống hiến của họ đối với xã hội, mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn.
Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học của mình. Trước khi đi học cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau. Trên lớp học, mỗi người nên chuyên tâm vào các bài giảng của thầy cô trên lớp và học hỏi thêm nhiều kiến thức ở bên ngoài để làm phong phú vốn tri thức của chính mình.
Mỗi người nên có trách nhiệm với chính lời nói của mình. Tuy đây chỉ là một việc rất nhỏ nhưng nó có thể trở thành một thói quen và hình thành nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm điều sai và bạn biết đó là sai thì không nên chối cãi, cố tình lảng tránh vấn đề mà nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để mỗi người có thể định hình được phương châm sống lâu dài cho mình.
Lối sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ cảm nhận được rằng mình không chỉ sống có ích cho bản thân mình mà còn sống có ích cho người khác, có ích cho toàn xã hội.
Mẫu 10
Cuộc đời của mỗi con người trên bước đường thành công luôn luôn có những vấp ngã, có những sai lầm, Nhưng điều làm nên sự khác biệt đối với mỗi người chính là việc dám đứng lên thừa nhận sai lầm, dám đứng lên để nhận trách nhiệm trước những lỗi lầm mình gây ra. Đây là một phẩm chất đáng quý của mỗi con người. Nhờ việc dám nhận sai lầm mà con người có thể tự hoàn thiện được chính bản thân mình. Họ sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra chính là những người dũng cảm và sẽ vươn tới được thành công.
Mẫu 11
Những con người dám nhận trách nhiệm nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gây ra là người có lòng can đảm. Không phải ai sau khi mắc lỗi đều có thể nói lời xin lỗi với một ai đó, thậm chí là chính mình. Sai lầm, thất bại cứ thế ập đến và nhiều người chỉ biết đổ lỗi cho ngoại cảnh tác động mà chưa bao giờ nhìn nhận lại bản thân. Việc dám nhận trách nhiệm mang đến những lợi ích tốt đẹp cho con người, họ có thể chủ động để kiến tạo lên một khởi đầu mới, và học hỏi được từ những sai lầm. Bên cạnh đó, nếu ai đó mắc sai lầm mà tự nhận trách nhiệm về mình để thay đổi thì xã hội sẽ không còn những cuộc cãi vã hay những lần xích mích. Chính vì thế, để xã hội phát triển một cách toàn diện thì chúng ta luôn cần phải biết nhận lấy trách nhiệm về bản thân khi làm sai một việc gì đó.