X

Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống. (10 mẫu)


Câu hỏi:

Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống. (10 mẫu)

Trả lời:

Dàn ý

- Mở đoạn: Giới thiệu về quê hương và truyền thống văn hóa của quê hương em

- Thân đoạn:

+ Những nét đặc biệt trong văn hóa đó giúp quê hương em trở nên đặc biệt so với các địa phương khác

+ Nét sinh hoạt đó làm nên vẻ đẹp truyền thống gì ở địa phương em

+ Thu hút khách du lịch, đem lại nguồn kinh tế cho quê hương

+ Cần được duy trì, giữ gìn

+ Niềm tự hào, làm nên nét đẹp văn hóa quê hương

- Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống.

Mẫu 1

     Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được cha mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

Mẫu 2

Giữa lòng thủ đô Hà Nội đầy tấp nập thì đâu đó vẫn có những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

Mẫu 3

Hằng năm, cứ đến ngày 6/2 âm lịch là nam nữ thanh niên, những người con xa xứ lại tề tựu về làng để dự hội làng. Ngày hội làng quê em thường được tổ chức rất long trọng và rộn rã. Để chuẩn bị cho ngày hội, các cụ bô lão trong làng đã ra quét dọn đình làng, khấn xin thành hoàng cho được tổ chức lễ hội từ chiều ngày hôm trước. Đêm trước lễ hội cũng là đêm vui vẻ nhất bởi các trò chơi văn nghệ, đố vui được làng tổ chức với sự góp vui, tranh tài của tất cả các thôn trong làng. Thôn nào cũng muốn thể hiện tài năng, cũng muốn giành giải nhất để cầu mong cho một năm mới bình an, thuận lợi. Đến ngày mồng 6/2, nghi thức quan trọng nhất là tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia. Nhà nào cũng muốn dâng lên Ngài một mâm ngũ quả do chính mình làm ra để tưởng nhớ công ơn lập làng, truyền nghề của đức thành hoàng làng.

Mẫu 4

Hỡi ai chưa có người yêu

Vào hang cắc cớ chiều về có ngay

Ai mà chưa có con trai

Vào hang cắc cớ ngày mai có liền

Hang Cắc Cớ nằm ở Chùa Thầy- Quốc Oai quê mình là 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội, được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cứ đến ngày 7/3 hàng năm, người dân Quốc Oai đều hướng về Chùa Thầy để thắp hương và ngắm nhìn lại vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người dân nơi đây.

Cũng giống như nhiều địa phương khác, quê hương mình có những cánh đồng rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay, nơi có những con người hăng say trong lao động, cần mẫn làm việc ngày đêm. Những con người tuy nhỏ bé nhưng đã ngày đêm cống hiến thầm lặng cho quê hương mình. Em rất tự hào vì mình là đứa con của quê hương Quốc Oai.

Mẫu 5

Quê hương của em là làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng. Hằng năm, hội thi được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch). Người tham dự sẽ được tuyển chọn từ các xóm trong làng. Hội thi có nguồn gốc từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Mục đích là để trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi phải tuân theo một quy trình cụ thể. Bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Ban giám khảo sẽ chấm điểm theo các tiêu chí gồm gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Đội giành chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng. Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân chính là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của quê hương em.

Mẫu 6

Quê hương của em là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch là quê em lại tổ chức lễ hội Cổ Loa. Hội được tổ chức ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương, người đã sáng lập ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Hội được tổ chức gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức rất trạng trọng như rước thần, tế lễ. Các nghi thức thể hiện được những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây. Nhưng phần được nhiều người chờ đợi nhất là phần hội được kéo dài tới rằm tháng giêng. Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt… Ngoài ra còn có các buổi biểu diễn văn nghệ như hát quan họ, múa rối nước rất hấp dẫn. Lễ hội Cổ Loa diễn ra đã lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.

Mẫu 7

Quê tôi là một làng quê nhỏ thuộc vùng ngoại ô thành phố, giống với những làng quê khác, nơi tôi sống cũng có những tập tục lễ hội rất riêng, một trong số đó là hội thi đấu vật. Hội thi đấu vật được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Giêng hàng năm. Trước mội trận đấu khoảng hai tuần, các đô vật từ khắp nơi sẽ đổ về nhà văn hoá làng tôi để đăng ký tham dự. Đến ngày thi đấu, các đô vật sẽ thể hiện hết khả năng và sức mạnh của mình để hạ gục đối thủ. Trong quá trình diễn ra hội thi, ta không chỉ được quan sát nhiều đô vật khoẻ mạnh, cường tráng mà còn được cảm nhận không khí hết sức náo nhiệt, đầy sôi động. Hội thi đấu vật vẫn được tiếp diễn qua từng năm, và ngày càng được mọi người trong làng quan tâm, yêu thích. Tôi tin rằng, nét đẹp truyền thống này sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển.

Mẫu 8

Đi dọc con phố Dịch Vọng, Cầu Giấy ta vẫn còn thấy xuất hiện những mẹt bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả vào trong cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian. Từng người bán hàng tay nhanh nhẹn và khéo léo gói những gói cốm nhỏ cho người mua. Góc phố Hà Nội mùa thu thì việc ăn cốm làm cho con người có thể cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến, nó không chỉ là một thứ quà ăn vui miệng mà còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.

Mẫu 9

Quê hương Đông Anh thân yêu của em có rất nhiều lễ hội truyền thống, tuy nhiên lễ hội đền Cổ Loa có lẽ là dịp mọi người đều mong chờ nhất vào mỗi dịp Tết.

Như đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào ngày 6 – 16 tháng Giêng âm lịch, người ta lại náo nức đổ về xã Cổ Loa, huyện Đông Anh trẩy hội đền Cổ Loa để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương. Tại lễ hội Cổ Loa, bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm và mang nhiều tính truyền thống, phần hội còn được tổ chức tại các khu vực quanh đền với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như đu tiên, đánh vật, đá gà, thổi cơm thi, hát chèo, hát quan họ, bắn cung nỏ, cờ người, múa rối nước… tạo nên một không khí vui tươi, sống động trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Em rất yêu thích không khí lễ hội truyền thống của quê hương mình.

Mẫu 10

Một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống đó chính là chào đón mùa du lịch biển Cửa Lò. Năm nào cũng vậy, hè chuẩn bị về, lễ khai mạc du lịch biển là phần khiến người dân nô nức mong chờ. Với hi vọng một mùa du lịch thành công, an toàn, chào đón du khách ghé chơi; màn pháo hoa chiếu sáng lên bầu trời rực rỡ. Du lịch biển thường chỉ kéo dài 03 tháng, bà con nơi đây mến khách, thân thiện vô cùng. Quang cảnh bình yên, nhẹ nhàng, thoáng đãng. Những chuyến tàu, chuyến ghè chở đầy cá, tôm… Sự nhộn nhịp, tấp nập, vui tươi vào ngày mới. Ai đã và đang sống trên mảnh đất này lâu, sẽ thấy, nếu không có mùa du lịch biển, thì thật sự tẻ nhạt.

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Câu 1:

Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Xem lời giải »


Câu 2:

Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món ăn đặc sản ở quê em, em sẽ chọn món nào?

Xem lời giải »


Câu 3:

Những chi tiết nào cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Xem lời giải »


Câu 4:

Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Xem lời giải »