Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra
Câu hỏi:
Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không? Em rút ra được bài
học gì từ hai câu tục ngữ đó?
Trả lời:
- Câu 11 và 12 trong bài đặt cạnh nhau cũng là một cặp có vẻ mâu thuẫn, loại trừ nhau: Nếu câu này đúng thì cấu kia sai, và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế, hai câu này vẫn được dân gian sử dụng và chúng vẫn song song tồn tại. Sở dĩ như vậy là vì các câu tục ngữ luôn gắn với những hoàn cảnh sống khác nhau. Nhờ đó, mỗi câu mới thể hiện những bài học riêng và được vận dụng có hiệu quả trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
+ Một câu khẳng định: Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Thầy giỏi, có phương pháp dạy học tốt thì trò sẽ mau tiến bộ. Thực tế giáo dục đã chứng minh điều này.
+ Câu còn lại nêu quan niệm: Học thầy không bằng học bạn. Nếu quan niệm học không chỉ là tiếp thu tri thức lí thuyết, mà còn phải thực hành trong đời sống, thì câu này cũng có lí. Quả thật, khi giải quyết những vấn đề thực tế, học cách làm của bạn là rất cần thiết. Nhiều người thành đạt nhờ học được kinh nghiệm từ những người bạn giỏi.
- Vậy phải hiểu: Học thầy chẳng tày học bạn có nghĩa: Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa. Hiểu như vậy, hai câu tục ngữ trên không hề loại trừ nhau.