Soạn bài Mùa xuân của tôi ngắn nhất


Soạn bài Mùa xuân của tôi

Xem thêm Tóm tắt: Mùa xuân của tôi

Câu 1 (trang 177 sgk Văn 7 Tập 1):

- Bài văn kể tả không khí mùa xuân Bắc Việt (miền Bắc nước ta).

- Khi viết bài này, đất nước đang bị chia cách, tác giả sống xa quê, trong vùng kiểm soát của Mĩ Ngụy. Từ đó ta cảm nhận được nỗi niềm nhớ thương quê hương da diết và tâm trạng mong muốn đất nước được hòa bình, thống nhất để sớm trở về thăm quê hương.

Câu 2 (trang 177 sgk Văn 7 Tập 1): Bài văn chia thành 3 đoạn.

Đoạn 1: Từ đầu ...mê luyến mùa xuân: Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.

Đoạn 2: Tiếp theo... mở hội liên hoan: Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc

Đoạn 3: Đoạn còn lại: Cảnh sắc và không khí sau ngày rằm tháng giêng.

Sự liên kết giữa các đoạn được thể hiện theo nhịp điệu thời gian: từ những suy nghĩ chung của con người quy luật chung của thiên nhiên, cảnh sắc mùa xuân đến những cảm nhận về mùa xuân và cuối cùng là cảm nhận quãng thời gian sau ngày rằm tháng Giêng.

Câu 3 (trang 177 sgk Văn 7 Tập 1):

a.Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết như:

- Cảnh vật có màu xanh núi tím, đắm say hẹn ước.

- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường xá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.

- Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

- Từ thôn xóm xa xôi có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

b.Mùa xuân đã khơi gợi sức sống của thiên nhiên và con người qua những phương diện và câu văn cụ thể như:

- Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được...phải trồi ra thành những lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Thông qua đó, những tình cảm đang trỗi dậy trong lòng tác giả như: sự hồi hộp, mong chờ khi mùa xuân đến. Niềm vui khi mùa xuân gõ cửa.

c.Đoạn văn có ngôn ngữ và giọng điệu rất nhẹ nhàng tinh tế, Đặc biệt các hình ảnh xuất hiện trong đoạn văn đều được lựa chọn và sử dụng biện pháp so sánh để câu văn thêm sức gợi hình, gợi cảm.

Câu 4 (trang 177 sgk Văn 7 Tập 1):

a.Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng Giêng có những đặc điểm như:

* Không khí:

- Bữa cơm trở nên bình dị với cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ.

- Cánh màn điều treo trên bàn thờ ông vải hạ xuống.

- Các trò vui ngày tết tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống sinh hoạt đời thường.

* Cảnh sắc thiên nhiên:

- Đào hơi phai nhưng nhị vẫn còn phong.

- Cỏ không mướt xanh nhưng nức một mùi man mác.

- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn.

- Bầu trời có những làn sáng hồng hồng.

b.Qua việc tái hiện những cảnh sắc ấy, tác giả đã thể hiện tình yêu và sự nhạy cảm trước sự thay đổi nhanh chóng của cảnh sắc và không khí mùa xuân. Phải yêu và nhớ thương da diết quê hương mới có những quan sát và cảm nhận tinh tế, chính xác đến như vậy.

Câu 5 (trang 178 sgk Văn 7 Tập 1): Cảm nhận của em về mùa xuân miền Bắc qua cảm nhận tinh tế của tác giả:

- Thời tiết đặc trưng: rét ngọt ngào, mưa riêu riêu, đường xá không lầy lội.

- Con người có những cảm xúc hồi hộp, khó tả mỗi khi xuân về.

- Mùa xuân miền Bắc có những phong tục, món ăn riêng biệt khiến người ta rất nhớ nhung khi xa quê.

⇒ Mùa xuân miền Bắc là sự giao hòa của đất trời, con người và thiên nhiên.

Luyện tập

Câu 1 (trang 178 sgk Văn 7 Tập 1): Những câu thơ hay về mùa xuân:

      Mùa xuân người cầm súng

      Lộc giắt đầy trên lưng

      Mùa xuân người ra đồng

      Lộc trải đầy nương mạ.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải).

      

      Xuân đương tới nghĩa là xuân đang đi

      Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

      Và xuân hết nghĩa là tôi cũng chết

      Lòng tối rộng nhưng lượng trời cứ chật

      Không cho dài thời tuổi trẻ của nhân gian.

(Vội vang - Xuân Diệu).

Câu 2 (trang 178 sgk Văn 7 Tập 1):

Cứ mỗi dịp xuân về, lòng tôi lại bồi hồi khó tả. Tôi thích cái cảm giác se se lạnh của mùa xuân đất Bắc. Khi đó, tôi thu mình chuẩn bị những bánh chưng, hoa đào và những thứ quà của ngày Tết. Thích nhất vẫn là khi cả nhà quây quần bên mâm cơm đầy đủ những món ăn đặc trưng: bánh chưng xanh, dưa hành, nem cuốn, giò lụa. Cái cảm giác ấy vừa vui vừa đầm ấm lại làm người xa xứ nhớ mãi không quên. Tôi yêu cả khoảnh khắc nhìn đám trẻ vui mừng, hớn hở nhận những phong bao lì xì mới cứng. Trong giây phút ấy, tôi bỗng nhìn thấy hình bóng của mình trước đây. Mùa xuân, ngày tết luôn là quãng thời gian đáng quý, đáng nhớ và đáng trân trọng nhất đối với mỗi đời người.

Nhận xét – Ý nghĩa

Văn bản "Mùa xuân của tôi" là những cảm nhận tinh tế, chính xác của tác giả về cảnh sắc, không khí, tâm trạng con người, lễ nghi của mùa xuân Bắc Việt. Để làm nên những thành công cho văn bản, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng tinh tế và kết hợp nhuần nhuyễn các phướng thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả và tự sự

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 7 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.