Soạn bài Sài Gòn tôi yêu ngắn nhất
Soạn bài Sài Gòn tôi yêu
Xem thêm Tóm tắt: Sài Gòn tôi yêu
Câu 1 (trang 172 sgk Văn 7 Tập 1): Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn ở những phương diện như:
- Thiên nhiên
- Khí hậu.
- Thời tiết.
- Cuộc sống sinh hoạt của thành phố.
- Phong cách cư dân của con người Sài Gòn.
Văn bản chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu...tông chi họ hàng): Ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
- Phần 2 (Đoạn tiếp theo...leo lên hơn năm triệu): cảm nhận và bình luận của tác giả về phong cách người Sài Gòn.
- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
Câu 2 (trang 172 sgk Văn 7 Tập 1):
a.Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:
- Nắng sớm kết hợp với những buổi chiều lộng gió và có những cơn mưa rào bất chợt.
- Trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thủy tinh.
- Buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch.
b.Bằng biện pháp nghệ thuật điệp từ (tôi yêu), cách bộc lộ tình cảm trực tiếp, tác giả đã thể hiện tình cảm của mình với Sài Gòn qua các câu văn như:
- Tôi yêu Sài Gòn da diết (tình cảm nồng cháy, bộc lộ trưc tiếp).
- Tôi yêu trong nắng sớm ...cây mưa nhiệt đới bất ngờ. (tình yêu nồng nàn tha thiết, yêu mọi khoảnh khắc, mọi con người của Sài Gòn).
- Tôi yêu thành phố náo động dập dìu...nhiều cây xanh che chở.
⇒ Qua đó ta cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho thành phố Sài Gòn mãnh liệt, da diết thêm phần tự hào về một thành phố trẻ trung đang trên đà sinh sôi, phát triển
Câu 3 (trang 173 sgk Văn 7 Tập 1): Nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn:
- Người Sài Gòn thân thiện, không phân biệt vùng miền: không có người Bắc, người Trung, người Nam mà chỉ toàn người Sài Gòn cả.
- Ăn nói tự nhiên, xuề xòa, dễ dãi, không tính toán thiệt hơn. Tính tình rất trơn thành, bộc trực.
- Các cô gái ăn vận theo phong cách riêng: tóc xõa trên vai, có khi tết bím, áo bà ba trắng, quần đen rộng,đi Xăng đan hoặc gốc vuông trơn, dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn, nụ cười thiệt tình tươi tắn, ít nhiều thơ ngây...
- Cách gặp gỡ chào hỏi riêng biệt: khi gặp người lớn thì cúi đầu, chắp tay và xá. Gặp bạn bè thì cúi đầu và cười...
- Người Sài Gòn tự tin, không khúm núm, màu mè, tự ti và cũng thật anh dũng bất khuất khi đến thời sục sôi của đất nước.
Tình cảm của tác giả với người Sài Gòn được thể hiện bằng những lời văn bày tỏ sự yêu quý, tôn trọng, nhìn nhận một cách khách quan về con người và lối sống cua người Sài Gòn.
Tác giả không hề bộc lộ trực tiếp (sử dụng từ yêu, từ thương, từ quý mến) nhưng thông qua hình ảnh, giọng điệu khi nói về Sài Gòn và người Sài Gòn mà ta cảm nhận được tình cảm trân trọng, quý mến của tác giả với con người và mảnh đất nơi đây.
Câu 4 (trang 173 sgk Văn 7 Tập 1): Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với người Sài Gòn:
- Đoạn cuối giống như một đoạn chốt lại tình cảm yêu thương của tác giả dành cho thành phố Sài Gòn. Thông qua đó, tác giả nhắn nhủ và muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người, ai cũng thương mến Sài Gòn như vản thân mình. Các đoạn đầu, cho ta những lý do vì sao tác giả lại yêu Sài Gòn đến thế, còn đoạn cuối khẳng định một lần nữa tình cảm của tác gải dành cho thành phố phồn hoa này.
Câu 5 (trang 173 sgk Văn 7 Tập 1): Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của văn bản này là:
- Đoạn đầu tiên biểu cảm trực tiếp thông qua các từ ngữ như: tôi yêu và trích dẫn các câu thơ thể hiện tình yêu của mình với thành phố.
- Đoạn hai không hề nhắc đến một từ ngữ biểu cảm trực tiếp nào nhưng thông qua các hình ảnh, từ ngữ và giọng điệu cũng đủ để người đọc cảm nhận tác giả trân trọng con người và thành phố nơi đây.
- Đoạn ba một lần nữa chốt lại tình cảm bằng cách biểu cảm trực tiếp.
Luyện tập
Câu 1 (trang 173 sgk Văn 7 Tập 1):
Sưu tầm bài viết về quê hương:
Tôi là đứa con của làng Trần Xá, quê hương Quảng Bình yêu dấu bởi vì ba tôi sinh ra và lớn lên ở đó cho đến khi đi làm ăn xa. Quê tôi là vùng đất miền Trung "gió lào, cát trắng" khắc nghiệt nhưng quật cường và giàu lòng yêu nước.
Sinh ra và lớn lên trong miền Nam, tuổi thơ của tôi không gắn liền với những tháng ngày cưỡi trâu, với những cánh đồng lúa bạt ngàn thẳng cánh cò bay, nhưng điều đó không làm giảm tình yêu sâu sắc tôi dành cho quê hương. Đó là thứ tình cảm mà dù tôi đi bất cứ nơi nào, ở bất cứ nơi nào cũng không thể thay đổi được.Từ nhỏ, qua lời kể của ba mẹ, tôi biết quê mình nghèo lắm. Tuổi thơ của ba mẹ tôi ngoài những giờ cắp sách đến trường còn phải ra đồng bắt cua, bắt cá phụ giúp gia đình lo từng miếng ăn cái mặc. Cơ cực thế, thiếu thốn là thế nhưng tôi luôn cảm nhận được ở ba mẹ niềm vui, niềm tự hào của những người con được lớn lên trong sự che chở, bao bọc của quê hương.
Câu 2 (trang 173 sgk Văn 7 Tập 1): Viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm với quê hương em:
Hà Nội – nơi phồn hoa đô thị, nơi người người kéo đến để tìm miếng cơm manh áo và cũng là nơi tôi đã học tập và gắn bó suốt rất nhiều năm trời. Tôi yêu Hà Nội bởi sự đối lập giữa ngày và đêm đến một cách lạ lùng. Ban ngày, người ta tấp nập trong tiếng còi xe inh ỏi, chạy ngược chạy xuôi để lo cơm áo gạo tiền, hòa mình vào dòng người đổ ra đường kiếm tìm kế sinh nhai. Ban đêm, Hà Nội im ắng, đằm mình trong cái tĩnh mịch, thi thoảng có tiếng chổi xào xạc của công nhân môi trường. Tôi yêu Hà Nội bởi những buổi chiều lê la hàng quán cùng đám bạn thân, ăn hết các quán ăn vặt xung quanh phố đi bộ Hồ Gươm. Yêu nhiều thứ nữa mà chẳng ngôn ngữ nào có thể diễn đạt hết được. Hà Nội thêm một tuổi và tình yêu của tôi với thành phố này cũng lớn lên mỗi ngày.
Nhận xét – Ý nghĩa
Văn bản "Sài Gòn tôi yêu" đã bày tỏ trực tiếp tình yêu của tác giả với mảnh đất và con người Sài Gòn. Bên cạnh đó, văn bản còn ghi chép lại những đặc trưng về thời tiết, con người và phong cách sống nơi đây. Để làm được điều đó, tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật biểu cảm, kết hợp với những câu văn chân thành, giản dị, giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi.