X

Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Top 10 Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích (hay nhất)

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Đợi mẹ - mẫu 1

Đợi mẹ là một bài thơ được viết theo thể thơ của nhà thơ Vũ Quần phương. Với chủ đề tình  mẫu tử thiêng liêng, bài thơ "Đợi mẹ" được viết từ sự rung động chân thành và xúc động của một tâm hồn luôn khao khát tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy, mỗi câu thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong tâm trí người đọc.

Trong bài thơ, em bé có thể nhìn thấy vầng trăng trên bầu trời cao kia nhưng không thể nhìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở xa, lẫn vào cánh đồng và trong bóng tối. Hình ảnh của mẹ, như một người phụ nữ lao động bị lẫn vào cuộc sống đầy khó khăn, gợi lên trong lòng chúng ta nhiều cảm xúc đau đớn và nuối tiếc.

Bài thơ "Đợi mẹ" có số câu chữ không nhiều, ngôn từ đơn giản, tự nhiên và giàu sức gợi cảm, nhưng lại mang đến cho người đọc rất nhiều xúc cảm sâu sắc. Bằng "nỗi đợi" của đứa trẻ với người mẹ của mình, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương mà em bé dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn của đứa trẻ. Đồng thời, bài thơ cũng tường minh một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì cuộc sống, và vì con.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Con là - mẫu 2

Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Con là…" là một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về tâm sự của người cha dành cho con và thể hiện tình phụ tử tha thiết. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình và khẳng định tầm quan trọng của người con đối với cha, với mẹ và với mỗi ngôi nhà nói chung. “Con là…” không chỉ là tình cảm yêu thương dành cho đứa con yêu quý của mình, mà đây cũng chính là lời khẳng định về vai trò và ý nghĩa thiêng liêng của con cái trong cuộc đời của mẹ cha. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói tự nhiên như ngôn ngữ đời thường tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi ý nghĩa của những đứa trẻ nói riêng và ý nghĩa của mỗi người nói chung trong cuộc sống. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về tình cảm gia đình thiêng liêng, về tình yêu thương trời bể của mẹ cha đối với mỗi chúng ta.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Mây và sóng - mẫu 3

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Ông đồ - mẫu 4

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trở lợi, thông qua hình tượng trung tâm: ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Những cánh buồm - mẫu 5

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Những cánh buồm - mẫu 6

NHỮNG CÁNH BUỒM

“Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

[…]

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

_Hoàng Trung Thông_

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Ngưỡng cửa - mẫu 7

Trong các bài thơ em đã đọc, em thích nhất là bài thơ "Ngưỡng cửa" của nhà thơ Vũ Quần Phương. Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Ngưỡng cửa chính là sự quen thuộc đối với mỗi con người. Khi còn là tấm bé ngưỡng cửa xuất hiện từ khi chúng ta có mặt trên đời từ lúc còn chập chững bước đi đến khi chúng ta có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Ngưỡng cửa cũng là nơi chứng kiến hình ảnh bố mẹ lam lũ vất vả để có thể lo cho cuộc sống của chúng ta. Cũng tại ngưỡng cửa là nơi mỗi buổi chiều chúng ta thường chơi cùng bạn bè. ngưỡng cửa cũng đã chứng kiến những bước chân đầu tiên của ta khi đi học, đến với chân trời tri thức, một cánh cổng rộng lớn đang chờ và dù sau này có đi đâu thì nơi đó vẫn có ngưỡng cửa có những người thân yêu luôn chờ đón giang rộng vòng tay yêu thương đối với chúng ta. Dù thế giới ngoài kia có đối xử với chúng ta như thế nào thì gia đình luôn là thứ quý giá nhất. Qua bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm với mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương bên gia đình bên tiếng cười thân yêu nhất. Đó là nơi cội nguồn nuôi dưỡng tính cách tâm hồn của mỗi con người từ đó gửi gắm một thông điệp chúng ta phải biết trân trọng yêu quý bố mẹ gia đình của mình.

Cảm nghĩ về bài thơ tự do mà em yêu thích: Truyện cổ nước mình - mẫu 8

Với tình yêu tha thiết dành cho những câu chuyện cổ tích nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xây dựng một thế giới truyện cổ tích Việt Nam sống động qua tác phẩm "Truyện cổ nước mình". Đây là một trong những bài thơ em yêu thích nhất. Đây là tác phẩm nuôi dưỡng cho mỗi người tình yêu sự tự hào về kho tàng văn học quý báu của nước ta những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn với mỗi chúng ta khi còn nhỏ. Trở thành những ký ức tuyệt đẹp giáo dục con người biết cách sống, kể cho mỗi chúng ta từ khi mới lọt lòng những câu chuyện, đó là kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc tình nghĩa thủy chung, ở hiền gặp lành. Những truyền thống đó được gửi gắm qua những câu chuyện cổ tích để nhắn nhủ con cháu đời sau hãy sống trở thành người có ích. Qua bài thơ nhà thơ khẳng định những câu chuyện cổ tích đó đã trở thành hành trang quá trình trưởng thành của mỗi con người Việt Nam. Những bài học nhân văn sâu sắc chứa đựng trong mỗi câu chuyện sẽ luôn trường tồn cùng với thời gian. Qua tác phẩm Truyện cổ nước mình chúng ta cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với những câu chuyện cổ tích mà ông cha ta đã xây dựng đồng thời khiến cho người đọc thêm yêu những câu chuyện ấy.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: