Top 10 Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 10 Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
Bản nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó - mẫu 1
Những điều cần biết về hiện tượng băng tan?
Định nghĩa:
Hiện tượng băng tan trước hết là một hiện tượng vật lý. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự tan chảy của tuyết hoặc các tảng băng trong đó bao gồm sông băng, những tảng băng trôi, và thềm băng trên các đại dương.
Nguyên nhân hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan diễn ra do các tác nhân tự nhiên và tác nhân con người.
- Tác nhân tự nhiên
+ Thực tế cho thấy băng tan là do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.
+ Sự nóng lên toàn cầu diễn ra do một lượng khí metan bị thải ra quá mức cho phép từ Bắc cực và các vùng lân cận.
+ Hiện tượng núi lửa phun trào cũng tác động đến việc tan các tảng băng ở 2 cực do hàng tấn tro bụi bị bay vào không khí.
+ Lượng CO2 thải ra khi băng tan cũng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và cuối cùng lại lặp lại vòng chu kỳ băng tan > thải khí CO2 > trái đất nóng lên.
- Tác nhân con người
+ Các tác nhân tự nhiên chỉ tác động phần nhỏ vào quá trình xảy ra hiện tượng băng tan. Nguyên nhân chính vẫn nằm ở các hoạt động sống của con người.
+ Khí thải từ các khu công nghiệp và phương tiện giao thông làm tăng lượng khí CO2 trong không khí. Đặc biệt là ngành công nghiệp khí đốt.
Thực trạng hiện tượng băng tan trong những năm gần đây
- Hiện nay tình trạng hiện tượng băng tan đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng băng trên trái đất đang tan nhanh hơn khoảng 57% so với cách đây 30 năm.
- Tính từ năm 1979 đến năm 2020, lượng băng ở Bắc cực đã bị giảm một phần diện tích gấp 6 lần nước Đức.
- Tại Nam cực, mực nước biển trung bình đã tăng thêm 3.5 cm. Nước biển đang dâng lên do lượng băng tan quá lớn. Thực tế cho thấy nhiều vùng đã bị nước biển xâm nhập mặn và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Tác hại của hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan tiềm ẩn những mối nguy mà nhân loại sắp phải đối mặt.
- Biến đổi khí hậu trầm trọng
- Mực nước biển dâng cao
- Ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển
- Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí, nắng nóng kéo dài
- Tác động to lớn đến con người và động vật
Biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan
- Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy để hạn chế hiện tượng băng tan, cần có biện pháp hạn chế lượng khí thải do hoạt động của con người thải ra môi trường.
- Dùng các biện pháp mạnh với cơ quan xí nghiệp thải trực tiếp chất thải ra môi trường mà không qua xử lý.
- Tăng cường trồng cây, cải tạo cây rừng, hạn chế phá rừng để tăng lượng O2 trong không khí.
- Phân loại rác thải để xử lý đúng tránh gây ô nhiễm cho môi trường
Bản nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó - mẫu 2
Sự nóng lên của trái đất
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.
Trái Đất nóng lên là gì?
Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.
Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.
Nguyên nhân khiến Trái Đất ngày càng nóng lên
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại - các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.
Tăng phát thải khí nhà kính
Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.
Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.
Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.
Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.