Top 10 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 10 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất
Bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất
1, Giới thiệu nội dung
- Hiện tượng động đất và một số nét khái quát xoay quanh hiện tượng này.
2, Triển khai nội dung
- Hiện tượng động đất là gì? Cơ chế hình thành hiện tượng động đất ra sao?
- Động đất nguy hiểm như thế nào với cuộc sống của con người?
- Liên hệ mở rộng các vấn đề khác xoay quanh hiện tượng động đất.
3, Kết thúc nội dung
- Tóm tắt nội dung đã giải thích về hiện tượng động đất.
Bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất - mẫu 1
Động đất là hiện tượng có sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng các sóng địa chấn. Động đất có thể gây ra biến dạng bề mặt của trái đất, phá huỷ nhà cửa và gây ra rất nhiều thiệt hại nặng nề đến vật chất, tính mạng con người.
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng động đất như sạt lở các lỗ rỗng ở trong vỏ của trái đất, hoạt động phun trào của núi lửa, các vận động bên trong của trái đất làm tích tụ năng lượng ở vùng phát sinh ra động đất. Động đất cũng có thể hình thành do sạt lở của các hang động ngầm dưới lòng đất. Loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp (chiếm khoảng 3% hiện tượng động đất trên thế giới).
Động đất kiến tạo chiếm trên 90% liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo nhất là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm. Hiện tượng này có liên quan đến hoạt động magma xâm nhập gây phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá làm phát sinh ứng suất, khi bị đứt gãy sẽ tạo ra động đất.
Phần lớn các động đất kiến tạo bắt nguồn từ vòng lửa ở độ sâu không quá hàng chục km. Động đất xảy ra ở độ sâu dưới 70km được gọi là động đất tập trung nông. Những động đất có độ sâu tiêu cự từ 70 và 300km được gọi là động đất trung tâm hoặc độ sâu trung gian. Ở các khu vực hút chìm, nơi nào có các lớp vỏ đại dương cũ và lạnh hơn hạ xuống bên dưới của một mảng kiến tạo khác thì các trận động đất tập trung sâu có thể xảy ra ở độ sâu lớn hơn nhiều.
Độ lớn của động đất sẽ được đo bằng Richter, cụ thể độ lớn của động đất sẽ có những cấp độ như sau:
Từ 1- 2 Richter sẽ không thể nhận biết được cảm giác gì vì lúc này mức độ rất nhẹ.
Từ 2 - 4 Richter có thể cảm nhận được nhưng không gây ra thiệt hại gì.
Từ 4 -5 Richter mặt đất có thể rung chuyển, nghe có tiếng nổ nhưng thiệt hại không đáng kể
Từ 5 -6 Richter nhà cửa có thể rung chuyển và một số công trình có hiện tượng nứt.
Từ 6 -7 Richter nhà cửa có thể bị hư hại nhẹ, nhất là những nhà cửa không được kiên cố.
Từ 7 - 8 Richter đây là động đất tương đối mạnh có thể phá huỷ các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn trên mặt đất.
Từ 8 - 9 Richter nhà cửa đổ nát, sụp đổ lớn kèm theo thay đổi địa hình của trái đất.
Trên 9 Richter thì là động đất cực mạnh nhưng rất hiếm khi xảy ra.
Động đất và núi lửa có liên quan mật thiết với nhau. Động đất thường xảy ra ở những nơi có núi lửa và cũng thường được hình thành từ đó. Bởi các đứt gãy kiến tạo di chuyển của các magma bên trong núi lửa. Các trận động đất như vậy có thể chính là cảnh báo cho sự xuất hiện của các đợt phun trào núi lửa. Các nhà khoa học sẽ dùng máy đo địa chấn và máy đo độ nghiêng để dự đoán chính xác thời điểm có núi lửa phun trào.
Các trận động đất nhẹ thường không gây nguy hại gì cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên các trận động đất mạnh có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng của con người. Cụ thể động đất có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi có dốc dẫn đến những vụ sạt lở nghiêm trọng. Khi sóng thần, động đất cùng xảy ra có thể gây ra những thảm họa nghiêm trọng đến cuộc sống của loài người. Ví dụ điển hình là các trận sóng thần động đất ở Thuỵ Sĩ, Nhật Bản đã cướp đi tính mạng của hàng nghìn người, xóa sổ nhiều nhà cửa, làng mạc.
Để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra các nhà khoa học đã ứng dụng thiết bị để đo nguy cơ động đất. Tuy vậy trong tương lai vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn nữa thì mới có thể đưa ra những cảnh báo chính xác về hiện tượng nguy hiểm này.
Bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên động đất - mẫu 2
Động đất là gì?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.
Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.
Nguyên nhân dẫn đến động đất
Nguyên nhân nội sinh
- Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới).
- Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm –chiếm khoảng 7%).
- Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.
Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.
Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.
Mức độ nguy hiểm của động đất
Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đạI dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.
Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.
Độ lớn của động đất
Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:
- Từ 1 - 2: Không nhận biết được.
- Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.
- Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.
- Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.
- Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.
- Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.
- Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.
- Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.
Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.
Tác hại của động đất
- Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.
- Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.
- Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu...