Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng
- Bài văn giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng (mẫu 1)
- Bài văn giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng (mẫu 2)
- Bài văn giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng (mẫu 3)
- Bài văn giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng (mẫu 4)
Top 10 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng
Dàn ý giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng
(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.
- Lưu ý: Khi trình bày, cần chọn giọng nói phù hợp (giọng chia sẻ thân mật, giọng tâm tình,…), thể hiện các thông tin một cách chính xác. Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…
Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng - mẫu 1
Đêm hội Long Trì là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được sáng tác vào năm 1942. Truyện xoay quanh không gian lịch sử hoàn toàn mới lạ: Chuyện nhà chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương, khắc họa hiện thực của xã hội Việt Nam trong giai đoạn suy thoái và phân rã của triều đại phong kiến và khai thác các mâu thuẫn, xung đột lịch sử. Vì thế đã đem đến một cái nhìn sâu hon vào từng nhân vật được xuất hiện trong câu chuyện.
Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.
Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.
Có thể nói, Đêm hội Long Trì đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một cuốn tiểu thuyết lịch sử nhờ ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng. Truyện phản ánh chân thực cái ác qua nhân vật “Cậu Trời” Đặng Lân, và người đàn bà nhiều thủ đoạn Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Đồng thời, nó cũng bộc lộ cái thiện hiếm hoi qua sự trượng nghĩa của nhân vật Nguyễn Mại. Và cuối cùng, tiểu thuyết đã khép lại với cái kết “thiện giành thắng trước ác”, đây là một kết thúc “có hậu” theo cảm quan văn học dân gian.
Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng - mẫu 2
Tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” được phát hành từ cuối năm 1942, xuất bản thành sách năm 1944.
Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.Tiểu thuyết lịch sử “Đêm hội Long Trì” đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.
Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mô tả những sự việc trong một đêm hội mà còn mở rộng mạch truyện và mô phỏng hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bi thương của những người dân chốn kinh kì.
Đêm hội Long Trì là một tiểu thuyết lịch sử xuất sắc, phản ánh chân thực xã hội phong kiến rối ren, trụy lạc. Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành kịch nói, phim, cải lương,… để dễ dàng tiếp cận với khán giả Việt.
Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng - mẫu 3
Tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” được phát hành từ cuối năm 1942, xuất bản thành sách năm 1944.
Đêm hội Long Trì được lấy bối cảnh lịch sử vào thời Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm, trị vì 1767 – 1782. Trịnh Sâm là vị chúa thứ 8 của vương tộc Trịnh cầm quyền ở miền Bắc Đại Việt, ông nổi tiếng là vị chúa tàn bạo nhất lịch sử Việt Nam. Vốn thông minh và quyết đoán trong việc trị vì, nhưng sau năm 1775, Trịnh Sâm càng ngày càng sa vào tửu sắc, ăn chơi sa đọa, chính trị suy bại, cuộc sống nhân dân trở nên cơ cực, lầm than.Tiểu thuyết lịch sử “Đêm hội Long Trì” đã thành công tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của triều đại, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng háo sắc và bị Tuyên Phi Đặng Thị Huệ – người được chúa sủng ái do nhan sắc xinh đẹp lợi dụng và thao túng quyền lực, làm đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.
Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng không chỉ mô tả những sự việc trong một đêm hội mà còn mở rộng mạch truyện và mô phỏng hai tuyến nhân vật đối lập, cùng với số phận bi thương của những người dân chốn kinh kì.
Đêm hội Long Trì là một tiểu thuyết lịch sử xuất sắc, phản ánh chân thực xã hội phong kiến rối ren, trụy lạc. Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành kịch nói, phim, cải lương,… để dễ dàng tiếp cận với khán giả Việt.