Câu hỏi ôn tập bài Chiếu dời đô chọn lọc - Ngữ văn lớp 8


Câu hỏi ôn tập bài Chiếu dời đô chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chiếu dời đôNgữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chiếu dời đônày, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi ôn tập bài Chiếu dời đô chọn lọc - Ngữ văn lớp 8

Câu hỏi: “Chiếu dời đô” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Thể loại: chiếu

Câu hỏi: “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

Câu hỏi: Văn bản “Chiếu dời đô” thuộc phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận kết hợp biểu cảm

Câu hỏi: Văn bản “Chiếu dời đô” có kết cấu như thế nào?

Trả lời:

- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, dẫn chứng minh xác, lí lẽ đầy sức thuyết phục.

Câu hỏi: Qua văn bản “Chiếu dời đô”, em thấy Thái tổ Lý Công Uẩn là người như thế nào?

Trả lời:

- Bài chiếu cho thấy sự thấu tình đạt lí, thể hiện sự anh minh của nhà vua trong sự nghiệp gây dựng đất nước

Câu hỏi: Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chiếu dời đô”.

Trả lời:

Trình tự lập luận:

- Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

- Những lí do chọn Đại La làm kinh đô.

- Thông báo quyết định dời đô.

Câu hỏi: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” là gì?

Trả lời:

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

Câu hỏi: Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Trả lời:

- Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.

- Đến thời nhà Lí, Lí Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

Câu hỏi: Chứng minh “Chiếu dời đô” có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.

Trả lời:

Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:

- Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.

- Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.

- Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.

Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như "Trẫm rất đau xót về việc đó", đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, hay khác: