Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ngắn nhất
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
I. Dấu ngoặc đơn
- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:
a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ).
b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.
c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701-762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi vì phần trong đầu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa.
II. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm trong những đoạn trích dùng để:
a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dê Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn).
b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).
c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 135 sgk Văn 8 Tập 1): Công dụng của dấu ngoặc đơn:
a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của câu có tính cả phần cầu dẫn.
c) Dấu ngoặc đơn đươc dùng ở hai chỗ:
+ Ở vị trí thứ nhất, dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung.
+ Vị trí thứ hai, dấu ngoặc đơn dùng để nêu ví dụ.
Câu 2 (trang 136 sgk Văn 8 Tập 1): Giải thích công dụng của dâu hai chấm
a) Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
b) Đánh dấu lời đối thoại và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c) Đánh dấu phần thuyết minh cho ý nêu các màu.
Câu 3 (trang 136 sgk Văn 8 Tập 1):
- Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn văn đó được. Vì nó không ảnh hưởng đến nội dung của cả đoạn.
- Tuy nhiên, dấu hai chấm ở đây có tác dụng nhấn mạnh cho vế sau, nếu bỏ dấu hai chấm đi đoạn văn không rõ phần nhấn mạnh nữa.
Câu 4 (trang 137 sgk Văn 8 Tập 1):
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Nhưng khi thay nghĩa cơ bản của câu sẽ khác.
- Nếu viết lại là "Phong Nha gồm: Động khô và động nước" thì không thế thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc dơn được. Vì ở đây từ "gồm" và dấu hai chấm báo hiệu sự liệt kê, phần liệt kê này phải rõ ràng không để trong ngoặc đơn được.
Câu 5 (trang 137 sgk Văn 8 Tập 1):
- Bạn đó chép dấu ngoặc đơn sai, vì có mở ngoặc mà chưa có đóng ngoặc.
- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu
Câu 6 (trang 137 sgk Văn 8 Tập 1): Đoạn văn sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn.
Tình trạng gia tăng dân số hiện nay đang ở mức báo động: đất đai không sinh thêm mà con người lại càng nhiều lên gấp bội. Với tỉ lệ tăng hàng năm quá lớn (trên 1,5%/1 năm) con người đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Gia tăng dân số lớn khiến chỗ ở chật chội, chất lượng cuộc sống, sức khỏe, môi trường sống của con người không được đảm bảo. Và còn vô số những hậu quả khác mà chúng ta chưa thể lường hết được. Vì vậy cần nhận thức và có trách nhiệm trong vấn đề giảm thiểu gia tăng dân số.