Soạn bài Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ngắn nhất


Soạn bài Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh

Dàn ý những luận điểm cần thiết

a. Mở bài: Nêu vấn đề cần bạc: Ích lợi của những chuyến tham quan du lịch đối với mỗi học sinh.

b. Thân bài: Đưa luận điểm và lập luận riêng của người viết để khẳng định những lợi ích của tham quan du lịch.

- Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân

      + Giúp củng cố bài học trên lớp

      + Tiếp xúc những kiến thức chưa được học trên lớp

- Bồi dưỡng về tình cảm

      + Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước hơn.

      + Yêu con người lao động

- Là hình thức giải trí

      + Thư giãn, vui chơi đem lại niềm vui cho con người

      + Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.

      + Làm tăng tình đoàn kết giữa học sinh trong lớp

- Tăng cường sức khỏe

c. Kết bài: Khẳng định vai trò, lợi ích của tham quan du lịch với học sinh.

II. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 108 sgk Văn 8 Tập 2): Cách sắp xếp các luận điểm trên chưa hợp lí vì còn lộn xộn, chưa xác định được ý lớn, ý nhỏ.

Sửa

- Những chuyến du lịch đem lại cho ta những hiểu biết nhiều hơn,..

      + Mang lại cho ta nhiều bài học chưa có trong sách vở

      + Hiểu sâu hơn những gì học trong nhà trường

- Mang cho ta thật nhiều niềm vui

- Giúp ta tăng cường sức khỏe

Câu 2 (trang 108 sgk Văn 8 Tập 2):

a. Những gợi ý về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận:

- Nêu yếu tố đối lập: ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng buồn bã, cáu kỉnh,.

- Bộc lộ trực tiếp tình cảm: ta hân hoan biết bao, ta thích thú biết bao, ta ngủ ngon giấc biết bao,..

b.

      + Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

- Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành.

- Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.

- Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội.

      + Theo em, đoạn nghị luận đã thể hiện được một số trạng thái cảm xúc ấy, tuy nhiên tùy theo cảm nhận của cá nhân mỗi người mà biểu đạt theo những cách khác nhau.

      + Có thể đưa các yếu tố biểu cảm để thể hiện đứng những cảm xúc chân thật của em.

      + Viết lại đoạn văn

Tham quan du lịch đem đến cho chúng ta rất nhiều điều bổ ích, chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long của lớp ta trong dịp hè vừa qua quả là một chuyến đi đáng nhớ. Chắc hẳn, chưa một ai trong chúng ta quên cảm giác nhìn thấy cảnh trời biển núi non mênh mông sau một chặng đường dài. Ai cũng vui mừng, tươi tỉnh hẳn lên đặc biệt là Lệ Quyên, bạn ấy không còn âu sầu vì điểm kém như trước nữa. Dường như vẻ đẹp non nước hữu tình đã làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc của con người.

Câu 3 (trang 109 sgk Văn 8 Tập 2): Đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn "Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương,.. đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ với thiên nhiên, đất nước."

a. Luận điểm: Tình cảm thiết tha của các nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên qua các bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Khi con tú hú (Tố Hữu), Quê hương (Tế Hanh).

b. Phát triển các luận cứ:

- Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.

- Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do.

- Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yờu làng biển quờ hương.

c. Yếu tố biểu cảm: Đồng cảm, chia sẽ, kính yêu, khâm phục, cùng bồn chồn rạo rực, cùng lo lắng, băn khoăn, cùng nhớ tiếc bâng khuâng…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.