Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ngắn nhất


Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

I. Chủ đề của văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 1):

- Tác giả nhớ lại: con đường đến trường, hình ảnh sân trường dày đặc cả người, sự đón tiếp của ông đốc và buổi học đầu tiên,...

- Sự hồi tưởng ấy tạo nên những ấn tượng nao nức, khôn nguôi về sự rụt rè, bỡ ngỡ, háo hức, và hạnh phúc trong buổi khai trường.

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 1):

- Chủ đề của văn bản: Những kỉ niệm mà cảm xúc trong sáng của tác giả trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 1):

- Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính và văn bản muốn biểu đạt.

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 1): Căn cứ cho thấy văn bản "Tôi đi học" nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên:

- Nhan đề: Tôi đi học

- Các từ ngữ: học sinh, ông đốc, sân trường, buổi tựu trường, sách vở,...

- Các câu:

+ Hàng năm, cứ vào cuối thu…

+ Lòng tôi lại háo hức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

+ Hôm nay tôi đi học.

+….

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 1):

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật suốt cuộc đời: nao nức, quên thế nào được, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã,…

- Các từ ngữ thể hiện cảm giác bỡ ngỡ: tự nhiên thấy lạ, cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn, lo sợ vẩn vơ, cảm thấy mình chơ vơ, giật mình và lúng túng, …

Con đường quen thuộc nay lại thấy lạ; ngôi trường hôm trước con xa lạ, hôm nay vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm,..

Câu 3 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 1):

- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự thể hiện tâp trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

- Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiên ý của chủ đề.

III. Luyện tập.

Câu 1 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 1):

a) - Văn bản trên nói về:

+ Đối tượng: rừng cọ ở quê tác giả

+ Vấn đề: nỗi nhớ rừng cọ.

- Các đoạn văn được trình bày theo trình tự:

+ Nêu một ý khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ.

+ Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

+ Kỉ niệm gắn bó với cây cọ.

+ Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ.

Câu 2 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 1): Các ý làm cho bài viết lạc đề

b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.

d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

Câu 3 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 1): Các ý sửa chữa

b) Con đường tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự dưng thấy lạ.

e) Ngôi trường cao hơn và sân trường rộng hơn so với khi tôi nhìn từ bên ngoài.

g) Tôi có phần chơ vơ khi thấy bạn lớp trên đã xếp hàng đi vào lớp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.