X

Soạn văn 9 Cánh diều

– Đọc trước văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.


Câu hỏi:

– Đọc trước văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Đặng Trần Côn và tác phẩm Chinh phụ ngâm.  

Trả lời:

* Tác giả Đặng Trần Côn:

-     Tiểu sử của nhà thơ Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720.

-     Quê ông ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

-     Vốn có tư chất thông minh lại là người hiếu học, thuở thiếu thời cần học, ông phải làm hầm đọc sách, bởi lệnh chúa Trịnh cấm đốt lửa ban đêm, vì thuở ấy trong nội thành Thăng Long thường xảy ra hoả hoạn.

-     Ông thi Hương đỗ Giải nguyên (khoảng từ năm 1726 đến 1738) nhưng vào đến thi Hội thì hỏng. Từ đó, ông không chịu ràng buộc vào thi cử nữa.

-     Đầu thời Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông được làm Huấn đạo một huyện, sau được đặt tên là Tri huyện Tri huyện Thanh Oai, thành phố Sơn Tây.

-     Cho đến cuối đời ông chỉ làm đến chức Ngự sử đài Chiếu khám sau đó nghỉ hưu và dạy học tại nhà ông Nguyễn Đình Kỷ ở làng Hạ Đình.

-     Ông mất vào khoảng năm 1745, lúc đó chưa đến 40 tuổi và được chôn cất ở làng Nhân Mục, nay thuộc tổ dân phố số 5, khu dân cư số 3, phường Hạ Đình.

* Tác phẩm Chinh phụ ngâm:

- Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán khoảng năm 1741, sau đó được nhiều người diễn Nôm thành nhiều bản khác nhau.

- Bản hiện hành được coi là thành công nhất và được thể hiện bằng thơ song thất lục bát, dài 412 dòng.

- Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ dòng 208 đến dòng 228 kể lại buổi tiễn đưa chồng ra trận với khí thế hào hùng, người chinh phụ trở về, tượng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng và hối tiếc vì đã để chàng ra đi. Tâm sự ấy được thể hiện sâu sắc và thấm thía trong đoạn trích.

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 9 Cánh diều hay, chi tiết:

Câu 1:

Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ.

Xem lời giải »


Câu 2:

Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện thế nào qua việc tả cảnh?

Xem lời giải »


Câu 3:

Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì?

Xem lời giải »


Câu 4:

Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; cho biết nội dung chính của từng phần.  

Xem lời giải »