Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 - Cánh diều
Với soạn bài Tự đánh giá: Tự đánh giá cuối học kì 1 trang 141, 142, 143, 144, 145 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 - Cánh diều
I. Đọc hiểu (trang 141-143 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)
Đọc văn bản “Hang Sơn Đoòng” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Câu nào sau đây nêu được nội dung chính cảu văn bản trên?
A. Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc Quảng Bình là vườn quốc gia lớn nhất tại Việt Nam.
B. Hiện tại, ông Hồ Khanh vẫn tiếp tục là một phần cảu Sơn Đoòng với vai trò quản lí.
C. Hang Sơn Đoòng được phát hiện như thế nào và bạn sẽ thấy gì nếu chinh phục hang
D. Hiện nay, các chuyên gia hang động đang tiếp tục nghiên cứu về hang Sơn Đoòng
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Vì sao đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản thông tin?
A. Kể về một cảnh đẹp thiên nhiên ở tỉnh Quảng Bình.
B. Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hang Sơn Đoòng.
C. Cung cấp những thông tin quan trọng về hang Sơn Đoòng.
D. Bàn luận, đánh giá về giá trị của hang Sơn Đoòng.
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Hang Sơn Đoòng thuộc loại di sản nào?
A. Di sản thiên nhiên do con người phát hiện ra.
B. Di sản hang động do con người tạo dựng nên.
C. Di sản di tích lịch sử của người thời xưa để lại.
D. Di sản phi vật thể được UNESCO công nhận.
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Theo bài viết, để có thể tham gia chinh phục hang Sơn Đoòng, cần điều kiện gì?
A. Cần đi theo đoàn thám hiểm.
B. Cần có thể lực và sức bền tốt.
C. Cần biết bơi lội.
D. Cần biết leo núi.
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Tên Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh viết tắt là gì?
A. PAN.
B. WHO.
C. UNESCO.
D. BCRA.
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 6 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Dựa vào nội dung văn bản, em hãy đặt nhan đề khác cho văn bản và giải thích lí do đặt nhan đề ấy.
Trả lời:
- Nhan đề: Hang Sơn Đoòng - một kì quan thế giới
- Đặt nhan đề như vậy vì sẽ tập trung vào vẻ đẹp hùng vĩ, đáng kinh ngạc nơi đây
Câu 7 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Văn bản đã giới thiệu những thông tin gì về người đầu tiên phát hiện ra hang Sơn Đoòng?
Trả lời:
- Thông tin về tên, công việc, năm phát hiện
Câu 8 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Vì sao sự kiện ngày 14.4.2022 lại “truyền cảm hứng cho nhiều người về sự lan tỏa giá trị của Việt Nam ra thế giới"?
Trả lời:
- Sự kiện ngày 14.4.2022 lại “truyền cảm hứng cho nhiều người về sự lan tỏa giá trị của Việt Nam ra thế giới" vì đây là hang động lớn nhất thế giới được tìm ra và nó được quảng bá rộng rãi cho bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.
Câu 9 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Nêu một số cảnh quan ngoạn mục khi khám phá, chinh phục hang Sơn Đoòng được giới thiệu trong văn bản trên.
Trả lời:
- Những khối đá được hình thành từ hàng triệu năm.
- Thế giới của ngọc động.
- Hai hố sụt độc đáo.
- Hệ sinh thái đa dạng.
Câu 10 (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Theo em, giá trị lớn nhất của hang Sơn Đoòng là gì?
Trả lời:
Hang Sơn Đoòng ghi dấu sự ban tặng tuyệt vời của mẹ thiên nhiên đối với đất nước ta, nhất là giá trị nghiên cứu, khám phá và du lịch.
II. Viết (trang 144 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1):
Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn:
Đề 1: Viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh của quê hương em
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Đề 1. Viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh của quê hương em.
Việt Nam, quê hương của chúng ta, luôn tự hào với những vùng đất tươi đẹp và danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Trong danh sách những điểm đến nổi tiếng, khu du lịch Tràng An hiện đang thu hút sự quan tâm không ngừng của cả du khách trong và ngoài nước. Điều này không khó hiểu bởi Tràng An có sự kết hợp hoàn hảo giữa sự gần gũi với thủ đô Hà Nội, phong cảnh đẹp tuyệt vời và môi trường tự nhiên tươi mát.
Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình nằm ở rìa phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam. Tổng diện tích của khu vực Quần thể là 12.252ha, tọa độ điểm trung tâm của Quần thể danh thắng Tràng An là khu vực đền Trần (đền Nội Lâm). Trong đó vùng lõi khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.226 hecta nằm trong khối đá vôi Tràng An. Chỉ tính riêng số hang xuyên thủy đã được khám phá tại nơi đây là 48 hang động xuyên thủy, 31 thung lũng cùng 50 động cạn. Vùng đệm bao quanh với diện tích 6.026 hecta chủ yếu là các cánh đồng lúa, bao gồm 40 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được nhận diện, xếp hạng ở cấp tỉnh với 18 di tích và cấp quốc gia với 20 di tích. Đặc biệt ngày 25/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar) Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An – tỉnh Ninh Bình – Việt Nam vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới – Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên ba tiêu chí: Văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất địa mạo.
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha là một vùng núi non hùng vĩ, tráng lệ được tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền hàng trăm hang động, các thung lũng hoang sơ, kỳ bí. Khu du lịch Tràng An có quần thể hang động nổi tiếng như: hang Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Ao Trai, hang Seo, hang Lấm, hang Đại,.. và các thung lũng như: thung đền Trần, thung Mây, thung Nấu rượu, thung Khống, thung Nội Lấm… các hang xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng. Tất cả dường như hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ thú. Nơi đây đan xen những dãy núi đá vôi là hệ thống các thung lũng hang động xuyên thủy, những thảm thực vật rừng nhiệt đới nguyên sinh quanh năm có sương sớm mây chiều, đây cũng là điểm giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và văn hóa, giữa thiên nhiên và con người. Đến với Tràng An, quý khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, khám phá cội nguồn sự sống của nhân loại thuở ban sơ, có dịp ngược dòng thời gian trở về với những trang vàng lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta, dân tộc ta từ thuở sơ khai đến các triều đại Đinh, tiền Lê, Lý, Trần…
Nơi đây còn được ví như một “bảo tàng địa chất ngoài trời” toàn bộ khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi hình cánh cung giữa vùng chiêm trũng ngập nước. Các nhà khảo cổ và địa chất khẳng định khu hang động Tràng An – Hoa Lư xưa là một vùng biển cổ, cách ngày nay khoảng 251 triệu đến 200 triệu năm, qua quá trình vận động địa chất mà kiến tạo nên. Những khe nứt của sự vận động đó tạo ra các dòng chảy trong hang động đá vôi. Quý khách có thể nhìn dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi có các hàm ếch, đó chính là dấu tích của biển tiến, biển thoái. Theo các nhà khoa học, các hang động karst nổi tiếng của vùng núi đá vôi Hoa Lư – Ninh Bình và phụ cận có cách đây 4.000 năm là một “Hạ Long” ngày nay. Do đó, người ta gọi vùng núi đá vôi Hoa Lư – Ninh Bình là “Hạ Long trên cạn”. Trong hệ thống hang động karst đặc sắc nhất là loại hang nước nằm ngang, xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên, những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi khác thành một dòng nối liền giữa các thung với nhau.
Không thể phủ nhận rằng Tràng An là niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư và của cả quốc gia Việt Nam. Chúng ta cần bảo tồn và phát triển những giá trị thiên nhiên và văn hóa đặc biệt này, là món quà quý báu từ tự nhiên và tình thương của người dân.
Đề 2. Phân tích một điểm đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích trong truyện ngắn “Người đàn bà khoanh tay mỉm cười”.
Nguyễn Phan Hách (1944 - 2019) là một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam thời kì hiện đại. Các sáng tác của ông mang đậm chất nhân văn, đặc biệt những truyện ngắn mini của Nguyễn Phan Hách đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Truyện “Người đàn bà khoanh tay mỉm cười”, được in trong 40 truyện rất ngắn, là một trong những truyện tiêu biểu của ông.
Nhà văn Nguyễn Phan Hách đã tài tình khắc họa một cách tinh tế cuộc sống của những người phụ nữ đi làm kinh tế mới trên vùng đồi núi qua việc miêu tả về nhân vật người phụ nữ: “Chị đã trồng nó ròng rã mỗi ngày một ít từ 20 năm nay, để thành rừng cây bây giờ.”. Trải qua thời gian, giờ đây, rừng thông là nhà của chị, là cuộc sống của chị: “Rừng là vườn nhà của chị. Hàng ngày chị chăm sóc cho rừng khép tán và trồng thêm nữa, thêm mãi cho kín tất cả dãy đồi trọc mênh mang này. Chị trồng cho đến hết đời chị và rồi nấm mồ chị sẽ đặt giữa đỉnh đồi thông kia.”. Cuộc sống của nhân vật người phụ nữ hiện lên thật cô độc, nhưng vẫn đầy lạc quan và hi vọng, chi tiết “ít ngày sau khi Khang đi, ngôi nhà của người đàn bà phủ rợp hoa vàng tối mắt, ong đen dập dìu bay lượn. Rồi những trái mướp treo trĩu trịt. Đứng trước hiên, chị khoanh tay, mỉm cười.” ở cuối truyện đã thể hiện điều đó.
Nhà văn cũng đã sử dụng ngôn ngữ và một phong cách viết rất riêng để tạo nên tác phẩm vô cùng độc đáo và sâu sắc. Văn phong của Nguyễn Phan Hách giản dị nhưng rất gần gũi và chân thật, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận và hiểu được cuộc sống của nhân vật, đặc biệt là sự lạc quan của họ khi trồng đồi thông. Nhưng bên cạnh đó, với những câu đặc biệt: “Phải.”, “Một mình.”, và câu rút gọn “Đã ngã xuống.”, tác giả đã nói lên được sự chờ đợi, chờ đợi trong vô vọng của người đàn bà trên đồi thông đó.
Truyện Người đàn bà khoanh tay mỉm cười là một tác phẩm văn học đầy giá trị về sự hi sinh và tinh thần lạc quan. Nhà văn Nguyễn Phan Hách đã khéo léo tái hiện cuộc sống của những người đi xây dựng vùng kinh tế mới thời kì miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đồng thời tạo nên những nhân vật đầy cảm xúc. Sự lạc quan và đầy hi vọng của nhân vật người phụ nữ là một điểm nhấn quan trọng của tác phẩm, khiến người đọc không thể quên được sau khi đọc xong. Qua đó, giúp cho độc giả có thể hiểu rõ hơn về đời sống của người dân vùng kinh tế mới sau chiến tranh.