X

Soạn văn 9 Cánh diều

Soạn bài Phải đọc sách cách nào? - Cánh diều


Với soạn bài Tự đánh giá: Phải đọc sách cách nào? Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Phải đọc sách cách nào? - Cánh diều

Đọc văn bản “Phải đọc sách cách nào” (trang 134 - 136 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Luận đề của văn bản là gì?

A. Mọi người đều phải biết cách đọc sách

B. Cách đọc sách để có hiệu quả

C. Kinh nghiệm đọc sách của người viết

D. Một số cách đọc sách khác nhau

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phương án nào nêu đúng luận điểm của phần (1)?

A. Muốn nâng cao tri thức phải biết cách đọc sách

B. Nên tận dụng thời gian để đọc được nhiều sách

C. Một số cách đọc sách thường gặp trong thực tế

D. Những cách đọc sách không hữu ích cho việc mở rộng hiểu biết

Trả lời:

Chọn đáp án: D.

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Thao tác nghị luận chính nào được sử dụng trong đoạn văn: “Lại cũng có một kiểu độc giả [....] không thành vấn đề gì cả.”?

A. Giải thích

B. Phân tích

C. Chứng minh

D. Bác bỏ

Trả lời:

Chọn đáp án: D.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phần (2) của văn bản nêu lên những kinh nghiệm gì về cách đọc sách? Chọn các phương án đúng.

A. Cần tạo không khí làm việc nghiêm túc khi đọc sách

B. Chỉ cần đọc những tác phẩm lớn của tác giả nước ngoài

C. Cần biết đồng cảm, đồng thời biết phản biện khi đọc sách

D. Cần chọn đọc sách hay để làm giàu hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng

Trả lời:

Chọn đáp án: A, C, D.

Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phương án nào nêu đúng mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép sau: “Họ đọc tiểu thuyết, họ đọc tin tức hằng ngày, họ đọc luôn cả những quảng cáo không sót một chữ."?

A. Liệt kê (nêu các hoạt động đọc không có mục đích).

B. Nối tiếp (nêu các hoạt động đọc theo thứ tự trước sau).

C. Tương phản (nêu các hoạt động đọc trái ngược nhau).

D. So sánh (nêu điểm giống và khác nhau giữa các hoạt động đọc).

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Thái độ của tác giả về vấn đề nghị luận được thể hiện như thế nào? Chỉ ra những bằng chứng cụ thể (những cụm từ, vế câu hoặc câu).

Trả lời:

- Thái độ quyết liệt, nhiệt tình; phê phán những thói đọc sách gây hại.

- Bằng chứng: “chẳng lợi ích gì cho việc học; đó là một điều không nên bắt chước; đừng bao giờ đọc sách như những cách đã nói ở trên”….

Câu 7 (trang 137 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nêu nhận xét của em về cách lập luận của tác giả ở những câu văn sau:

Đồ ăn vào bao tử mà tiêu hoá được là nhờ các chất dịch tiêu hoá. Những điều hiểu biết mà mình mới thu thập được nơi sách vở sở dĩ bổ ích tinh thần mình là nhờ mình biết so sánh, đối chiếu với sự hiểu biết của mình đã có từ trước.

Trả lời:

- Tác giả đã sử dụng cách lập luận so sánh, liên tưởng rất thú vị, gợi ra hứng thú cho người đọc.

Câu 8 (trang 138 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Văn bản thuyết phục người đọc bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra lí lẽ, bằng chứng để làm rõ một trong số các yếu tố đó.

Trả lời:

- Hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng.

- Các lí lẽ và dẫn chứng sâu sắc.

- Vấn đề mang tính thời sự, cần thiết trong cuộc sống.

- Các thao tác lập luận sử dụng phù hợp: bác bỏ, so sánh, phân tích, chứng minh…

- Bằng chứng: trong phần đầu tiên, tác giả đã đưa ra các cách đọc có hại và bác bỏ, phủ định chúng.

Câu 9 (trang 138 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Quan điểm về cách đọc sách của hai tác giả Chu Quang Tiềm và Nguyễn Duy Cần thể hiện trong hai văn bản Bàn về đọc sáchPhải đọc sách cách nào? có gì giống nhau?

Trả lời:

Điểm giống nhau là cả hai tác giả đều chỉ ra những cách đọc, các loại sách gây hại và chỉ ra nên đọc như thế nào cho đúng

Câu 10 (trang 138 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, em có suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân? Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trình bày về những suy nghĩ hoặc kế hoạch đó của em.

Trả lời:

M. Gorki đã từng nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống”. Kiến thức không phải của riêng ai nhưng muốn thành kiến thức của riêng mình thì phải đào sâu suy nghĩ. Nếu suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ bị lãng quên. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Tự học có vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động trong việc học tập, không phụ thuộc vào người khác. Phương pháp tự học hiệu quả nhất chính là học với sách vở. Muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: