X

Soạn văn 9 Cánh diều

Rèn luyện kĩ năng viết: So sánh trong phân tích thơ


Câu hỏi:

Rèn luyện kĩ năng viết: So sánh trong phân tích thơ

Trả lời:

a) Cách thức

So sánh là chỉ ra sự giống nhau, khác nhau của hai hay nhiều tác phẩm, làm nổi bật sự độc đáo, sáng tạo của nhà thơ. Về nguyên tắc, có thể so sánh điểm giống và khác nhau ở tất cả các cấp độ, từ nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng, tư tưởng...) đến hình thức tác phẩm (nhan đề, bố cục, chi tiết, vần, nhịp, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ...); có thể so sánh tác phẩm của hai tác giả nhưng cũng có thể so sánh hai tác phẩm của cùng một tác giả.

Trong phân tích thơ, để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm được phân tích, người viết thường so sánh với các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề... Ví dụ, khi phân tích bài Sông núi nước Nam, có thể dẫn ra các tác phẩm cùng viết về tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) ... cũng như nhiều bài thơ hiện đại sau này. Hoặc phân tích những bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh, nhiều người đã liên hệ với thơ Đường, thơ Tổng, so sánh để thấy rõ: Thơ của Người “rất Đường mà lại không Đường một tí nào” (Hoàng Trung Thông).

Xem thêm lời giải bài tập Soạn Văn 9 Cánh diều hay, chi tiết:

Câu 1:

Để viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ, các em cần chú ý:

Xem lời giải »


Câu 2:

Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến.

Xem lời giải »


Câu 3:

Hãy viết đoạn văn so sánh, nêu lên một điểm giống nhau và một điểm khác nhau giữa văn bản Sông núi nước Nam với văn bản Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi).

Xem lời giải »