Người thứ bảy - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Người thứ bảy Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Người thứ bảy.
Tác giả - Tác phẩm: Người thứ bảy - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Người thứ bảy
- Mu-ra-ka-mi Ha-ru-ki sinh năm 1949, là một tiểu thuyết gia, dịch giả người Nhật Bản và là tác giả đương đại được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong và ngoài nước.
- Sự nghiệp văn chương của ông có rất nhiều những tác phẩm gây tiếng vang, gây nhiều ấn tượng và sâu sắc trong lòng độc giả.
II. Tìm hiểu văn bản Người thứ bảy
1. Thể loại
- Tác phẩm Người thứ bảy thuộc thể loại: truyện.
2. Xuất xứ
- Theo Bóng ma ở Le-xinh-tơn (Lexington), PHẠM VŨ THỊNH dịch, NXB Đà Nẵng, 2007.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến...ai cũng có): giới thiệu về mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật tôi và K.
- Phần 2 (tiếp theo đến ... cười toe toét): sự việc xảy đến với K được nhân vật “tôi” chứng kiến toàn bộ.
- Phần 3 (tiếp theo đến...tâm trí tôi): sự dằn vặt và sợ hãi của nhân vật “tôi”.
- Phần 4 (đoạn còn lại): nhân vật “tôi” trở lại quê hương và những cảm xúc thay đổi.
5. Giá trị nội dung
- Truyện Người thứ bảy muốn gửi đến ta thông điệp: thay vì chạy trốn hãy đối diện với nỗi sợ, chúng ta hãy dũng cảm đối diện với nó để bản thân không bị đánh mất những giá trị quan trọng.
- Đoạn kết của truyện cũng chính là nội dung thông điệp vì bài học mà nhân vật “tôi” nhận ra cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc.
6. Giá trị nghệ thuật
- Tình huống truyện bất ngờ, đặc sắc.
- Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tài tình.
- Xây dựng những chi tiết hoang đường, kì ảo.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Người thứ bảy
1. Cốt truyện và sự việc diễn ra
- Nhân vật “tôi” và K là hai người bạn thân. Trong một cơn bão lớn, con sóng dữ dội đã cuốn K đi trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. Hình ảnh đó đã ám ảnh trong tâm trí nhân vật “tôi” khiến anh phải chuyển chỗ ở. Sau bốn mươi năm, nhân vật “tôi” mới trở lại quê nhà. Anh dũng cảm quay trở lại bờ biển năm nó, nơi đã cuốn người bạn của mình đi mất. Dường như mọi thứ đã xoa dịu được nỗi đau của nhân vật “tôi”, anh không còn nằm mơ thấy ác mộng cũng như hình ảnh những con sóng dữ. Anh cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã được biến mất.
- K vô cùng hoảng sợ và bàng hoàng trước con sóng, con sóng khổng lồ còn K quá nhỏ bé chỉ như hạt cát trong lòng con sóng. Khi cậu nhận ra thì con sóng đã ở quá gần mình.
2. Tâm lí nhân vật “tôi”
- Nhân vật “tôi” trước cái chết của K:
+ Nhân vật “tôi” và K có mối quan hệ thân thiết.
+ Đón nhận cơn bão bằng cả sự ngây thơ và hứng thú.
+ Khi con sóng đến: gọi K nhưng K không nghe thấy.
+ Khi con sóng cuốn lấy K -> tận mắt chứng kiến, chạy mất.
- Nhân vật “tôi” sau cái chết của K:
+ Đang nằm trên phòng bệnh của cha mình -> người cha kết luận nhân vật “tôi” vừa trải qua một cú sốc tâm lí hơn là cơn sốt đơn thuần.
+ Nhân vật tôi khi chứng kiến sự mất mát đó thì vô cùng sốc và đau buồn.
+ Khi thấy K trong con sóng: hoang mang, sợ hãi trong tâm trí.
=> Tính cách nhân vật “tôi”: là người sống có trách nhiệm, hồi trẻ còn ngây thơ, hồn nhiên nhưng sâu sắc và trưởng thành. Sự mất mát của K có thể coi là tình huống mà nhân vật “tôi” thay đổi tính cách. Nó là động lực để nhân vật “tôi” dám đối diện với nỗi sợ để thay đổi chính bản thân mình.
- Hình ảnh con sóng dữ dội tượng trưng cho những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà con người luôn luôn phải đối mặt.
- Hình ảnh nụ cười của nhân vật K tượng trưng cho sự lạc quan để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
=> Hai hình ảnh này có ý nghĩa nhấn mạnh và tạo ra sự ấn tượng mạnh mẽ về cách truyền đạt nội dung, ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện.
Học tốt bài Người thứ bảy
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Người thứ bảy Ngữ văn lớp 9 hay khác: