Sống, hay không sống? - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Sống, hay không sống? Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Sống, hay không sống?.
Tác giả - Tác phẩm: Sống, hay không sống? - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Sống, hay không sống?
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh.
- Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.
- Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.
- Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.
- U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ và được chia thành ba loại: hài kịch, bi kịch và kịch lịch sử. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
II. Tìm hiểu văn bản Sống, hay không sống?
1. Thể loại
- Tác phẩm Sống, hay không sống thuộc thể loại: bi kịch.
2. Xuất xứ
- Theo Ham-lét, ĐÀO ANH KHA – BÙI Ý – BÙI PHỤNG dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1986.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Từ đầu đến “Ôi, gánh nặng của tội ác”: Sự dò la của nhà vua về tình tình của Hăm-lét.
- Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện của Hăm-lét và Ô-phê-li-a.
5. Giá trị nội dung
- Đoạn trích Sống hay không sống? được không chỉ nêu lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nhờ tài năng của Shakespeare mà các tác phẩm của ông đã để lại những ấn tượng nhờ tài năng xây dựng nhân vật trong tác phẩm kịch độc đáo, tinh tế, các tình huống kịch hấp dẫn gây nên những ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người tiếp nhận, các tác phẩm kịch của ông sẽ còn mãi trong hiện tại và tương lai.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Sống, hay không sống?
1. Nhân vật vua Clô-đi-út
- Hành động bên ngoài: Quan tâm, hỏi han tình hình sức khỏe và thể hiện sự lo lắng với tình trạng của Hăm-lét.
- Hành động bên trong: Cho người theo dõi, ngấm ngầm lên kế hoạch muốn trừ khử Hăm-lét.
→ Bên ngoài giả tạo để che đi sự xấu xa của con người bên trong, bản chất độc ác được che đậy bằng con người hiền lành bao dung.
2. Nhân vật Hăm-lét
- Tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng: Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về cái chết của mình - kẻ thủ phạm chính là Clô-đi-út, giết vua và chiếm ngai vàng. Hồn ma đòi Hăm-lét phải trả thù. Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.
→ Hăm-lét giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hăm-lét bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha. Qua cơn hoảng loạn, vua khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Pô-lô-ni-út bố trí cho tiểu thư Ô-phê-li-a, hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hăm-lét để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ô-phê-li-a là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hăm-lét không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình
- Bi kịch của Hăm-lét: sự mâu thuẫn đối kháng giữa hiện thực xấu xa với lý tưởng nhân văn. Nhìn nhận về thực tại cuộc sống, về sự bất công tàn bạo và đầy rẫy những thủ đoạn của lòng người, Hamlet đã lựa chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn. Việc phân tích nhân vật Hamlet đã cho chúng ta nhìn nhận được thực tế trong con mắt của Hamlet, để rồi từ đó thấy rằng trong tâm hồn chàng toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở.
* Lời độc thoại nội tâm của Hăm-lét
- Sống hay không sống là hai khái niệm trừu tượng khiến Hăm-lét không biết lựa chọn ra sao giữa hai lựa chọn: Đó là chấp nhận chịu đựng mọi thứ mà người khác gây ra cho hay đấu tranh đến cùng để bảo vệ mình mà kéo theo đau thương cho bao người khác.
- Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi vì khi chết là hết, là không còn tồn tại cả thể xác lẫn những đau khổ, bất hạnh trong tinh thần, những hận thù cũng theo đó mà chấm dứt. Tuy nhiên Hăm-lét không muốn đem lại tự do cho bản thân mình khi mà những kẻ xấu xa, độc ác vẫn hoành hành ngoài kia, đem đến đau khổ cho người khác. Đó chính là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”, người ta ở đây chính là Hăm-lét với hình tượng trượng nghĩa.
→ Hăm-lét đã tự nhận thức được về nguyên nhân tình trạng do dự và không thể hành động quyết đoán của chính mình vì anh phân vân không biết nên tự chịu đựng những bất hạnh hay là vùng lên đấu tranh, giành lại chiến thắng cho bản thân mà mặc kệ những đau khổ của người khác.
=> Bên ngoài giả khùng nhưng bên trong lại tỉnh táo, suy nghĩ thấu đáo. Mặc dù không muốn nhưng vì hoàn cảnh mà phải đóng giả người điên để có thể bảo toàn mạng sống.
Học tốt bài Sống, hay không sống?
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Sống, hay không sống? Ngữ văn lớp 9 hay khác: