Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Cánh diều trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”.
Tác giả - Tác phẩm: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” - Ngữ văn lớp 9 Cánh diều
I. Tác giả văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”
- Hoàng Hữu Yên (1927 – 2011), quê ở Nghệ An.
- Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội khoá I (1953-1956), nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
II. Tìm hiểu văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”
1. Thể loại
- Tác phẩm Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”thuộc thể loại: nghị luận văn học.
2. Xuất xứ
- In trong Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Giáo dục, 2001.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (trong nhiều mối quan hệ … ông đã viết một áng thơ khóc bạn): Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Phần 2 (tiếp … chân thành về tình bạn): Triển khai vấn đề về nghị luận.
- Phần 3 (còn lại): Tổng kết vấn đề nghị luận.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản bàn luận về tình bạn cao đẹp bất chấp thời thế của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến thông qua bài thơ Khóc Dương Khuê. Qua đó ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác viết về tình bạn vĩnh cửu trong nền văn học nước nhà.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lập luận rõ ràng, mạch lạc.
- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Sử dụng cách trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”
1. Mục đích của người viết
- Mục đích của văn bản Phân tích bài Khóc Dương Khuê: muốn ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác viết về tình bạn vĩnh cửu trong nền văn học nước nhà.
2. Cách triển khai luận đề, luận điểm và dẫn chứng
- Luận đề: Tình bạn lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng.
- Luận điểm 1: Tất cả nỗi đau mất bạn dường như dồn nén vào câu lục bát mở đầu này.
- Luận điểm 2: Với Nguyễn Khuyến, sau giây phút bình tĩnh lại, cả một quãng đời thanh xuân thơ mộng, êm đẹp đầy ắp kỉ niệm về tình bạn lần lượt hiện ra cụ thể, sinh động, sống dậy trong lòng và trước mắt tác giả cũng như độc giả.
- Luận điểm 3: Với mạch cảm xúc ấy, tác giả đưa chúng ta về những ấn tượng mới khó quên trong lần gặp gỡ cuối cùng của ông với bạn cố tri Dương Khuê.
- Luận điểm 4: Phần còn lại gồm mười sáu câu là phần quan trọng của tác phẩm Khóc Dương Khuê, diễn tả nỗi đau không còn bạn nữa!
- Luận điểm 5: Mấy câu kết của đoạn này làm hiện lên hình tượng nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt, nỗi đau dường như đã dồn cả vào lòng.
=> Các luận điểm có làm sáng tỏ được luận đề vì những luận điểm trên đã được tác giả triển khai rất chi tiết và rõ ràng.
- Nêu vấn đề khách quan:
+ Trước ông, Phạm Thái chẳng đã viết văn tế Trương Đăng Thụ và sau ông, Phan Bội Châu cũng viết văn tế Phan Châu Trinh.
+ Nỗi đau mất bận hiện ra dưới nhiều cung bậc: lúc bộc phát, lục ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu, chi phối tuổi già của tác giả.
- Phát biểu ý kiến chủ quan:
+ Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã!
+ Kì tái ngộ quý hóa biết dường nào!
+ Đúng là nỗi mừng biết lấy chi cân?
Học tốt bài Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” Ngữ văn lớp 9 hay khác: