Tìm lời dẫn trong những đoạn văn dưới đây. Xác định các trường hợp dẫn lời nói, dẫn ý nghĩ; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp.
Câu hỏi:
Tìm lời dẫn trong những đoạn văn dưới đây. Xác định các trường hợp dẫn lời nói, dẫn ý nghĩ; dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. Chỉ ra đặc điểm giúp em nhận biết mỗi cách dẫn và sự phù hợp của cách dẫn đó trong mỗi đoạn văn
a) Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lời và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”. (Hồ Chí Minh)
b) Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật… (Kim Lân)
c) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”. (Nguyễn Thành Long)
Trả lời:
a) Lời dẫn trong đoạn văn: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lời và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” – là lời dẫn trực tiếp. Lời dẫn được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Hồ Chí Minh đã trích nguyên câu văn trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 để khẳng định tự do, bình đẳng là quyền mà tất cả mọi người dân trên thế giới được hưởng.
b) Lời dẫn trong đoạn văn: Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật… - là lời dẫn gián tiếp. Lời dẫn không trích y nguyên lời nói của nhân vật mà đã điều chỉnh, thay đổi theo lời người thuật lại. Lời dẫn này đã giúp cho tác giả thể hiện được cách nhìn nhận đánh giá của mình về nhân vật thông qua lời kể của nhân vật.
c) Lời dẫn trong đoạn văn: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”. – là lời dẫn trực tiếp ý nghĩ của nhân vật. Lời dẫn được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Lời dẫn này thể hiện sự đánh giá chủ quan của tác giả đối với anh thanh niên, sự đánh giá này chưa chắc đã đúng.