Tình sông núi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Tình sông núi Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tình sông núi.
Tác giả - Tác phẩm: Tình sông núi - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Tình sông núi
- Trần Mai Ninh (1917 – 1948) quê ở Hà Nội nhưng lớn lên ở Thanh Hóa.
- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã viết những bài thơ tự do giàu tính cách tân, nóng bỏng tinh thần chiến đấu, tràn đầy niềm tin vào cách mạng và tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc.
- Tác phẩm chính: Thơ văn Trần Mai Ninh (1980).
II. Tìm hiểu văn bản Tình sông núi
1. Thể loại
- Tác phẩm Tình sông núi thuộc thể loại: thơ tự do.
2. Xuất xứ
- In trong Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr264 – 265.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1: Đoạn 1 (từ đầu đến Diên Khánh xanh um): niềm hân hoan, phấn chấn của nhà thơ trước vẻ đẹp kì thú của non nước miền Nam Trung Bộ.
- Phần 2: Đoạn 2 (từ ...Tôi lim dim cặp mắt đến Tiếng thoi nghe dội rộn ràng vách nghiêng): sự lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sống thanh bình do nhân dân lao động tạo nên qua lịch sử lâu dài.
- Phần 3: Đoạn 3 (những câu thơ còn lại): suy ngẫm của nhà thơ về Tổ quốc đẹp tươi, gian lao và anh dũng với tư cách là thực thể “Trộn hoà lao động với giang sơn”.
5. Giá trị nội dung
- Bài thơ nói về tình yêu, niềm tự hào với sông núi, cảnh đẹp đất nước của tác giả.
6. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ, hình ảnh miêu tả hấp dẫn, sinh động.
- Lối sáng tác lôi cuốn người đọc.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tình sông núi
1. Cảm hứng sáng tác và mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm
- Cảm hứng sáng tác:
+ Tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, mãnh liệt:
+ Niềm tự hào dân tộc.
+ Lòng yêu nước thiết tha, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Mạch cảm xúc: Trần Mai Linh đã bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình với cảnh đẹp đất nước.
2. Những đặc điểm của sông núi quê hương
- Những đặc điểm của sông núi quê hương được làm nổi bật trong bài thơ:
+ Dòng sông Trà Khúc êm đềm, cây dừa Tam Quan cao vút, cánh đồng lúa Bồng Sơn bát ngát, núi An Khê cao vun vút,...
+ Hình ảnh "trăng nghiêng", "mây lồng", "gió buồn", "sương mờ" tạo nên khung cảnh thơ mộng, trữ tình.
+ Mỗi địa danh mang một vẻ đẹp riêng: Tuy Hoà sôi động, Nha Trang thơ mộng, Diên Khánh xanh non,...
+ Bức tranh quê hương được tô điểm bởi những hình ảnh: "lúa xanh như biển rộng", "ngựa xe rào rạt", "gầu nước gieo vàng", "tiếng thoi nghe dội rộn ràng",...
- Góc nhìn của tác giả:
+ Tác giả quan sát và miêu tả quê hương từ góc nhìn của một người con yêu quê hương.
+ Tác giả đã đi qua nhiều địa danh, trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc và có những cảm nhận riêng về quê hương.
+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ thơ mượt mà, hình ảnh gợi cảm để thể hiện tình yêu quê hương.
3. Tâm tư của tác giả thể hiện trong bài thơ
- Tác giả dành nhiều dòng viết để miêu tả vẻ đẹp của quê hương Nam Trung Bộ.
- Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ mượt mà, giàu sức gợi để thể hiện tình yêu quê hương. Tác giả bày tỏ niềm tự hào về quê hương, về con người nơi đây.
- Tác giả thể hiện niềm tự hào về truyền thống lao động của dân tộc, nngợi ca vẻ đẹp của con người lao động: khỏe khoắn, hăng say, miệt mài, ttự hào về sức mạnh đoàn kết của dân tộc.
- Tác giả thể hiện tình yêu Tổ quốc qua hình ảnh quê hương, khẳng định tình yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất và sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ Tổ quốc.
- Tác giả xác lập chỗ đứng của mình như thế nào giữa cộng đồng dân tộc:
+ Tác giả sử dụng ngôn ngữ thơ mượt mà, hình ảnh gợi cảm để thể hiện tình cảm của mình.
+ Tác giả bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về quê hương, đất nước và con người.
+ Tác giả hòa mình vào cuộc sống chung của cộng đồng, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với mọi người.
Học tốt bài Tình sông núi
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tình sông núi Ngữ văn lớp 9 hay khác: