Yên Tử, núi thiêng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tác giả, tác phẩm Yên Tử, núi thiêng Ngữ văn lớp 9 hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Yên Tử, núi thiêng.
Tác giả - Tác phẩm: Yên Tử, núi thiêng - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức
I. Tác giả văn bản Yên Tử, núi thiêng
- Thi Sảnh (1941 – 2020) tên khai sinh là Nguyễn Thanh Sỹ, quê ở Quảng Trị, là nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa, đã viết nhiều tác phẩm, công trình về lịch sử, thắng cảnh, di tích của vùng đất mỏ Quảng Ninh, nơi ông có quá tình công tác và gắn bó lâu dài.
- Tác phẩm chính: Lịch sử phong trào công nhân Quảng Ninh, Cõi thiêng Yên Tử, Thức với dòng sông,….
II. Tìm hiểu văn bản Yên Tử, núi thiêng
1. Thể loại
- Tác phẩm Yên Tử, núi thiêng thuộc thể loại: văn bản thuyết minh.
2. Xuất xứ
- Theo Cõi thiêng Yên Tử, Sở văn hóa – Thông tin Quảng Ninh, 2002, tr11 -15.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến thêm quyến rũ du khách bốn phương): Giới thiệu khái quát về Yên Tử.
- Phần 2 (từ Yên Tử ngày nay thuộc thành phố Uông Bí đến đến nơi mà mình mơ ước): Miêu tả một hành trình có thể lựa chọn để đến với danh sơn Yên Tử.
- Phần 3 (từ Tên xa xưa của Yên Tử là Núi Voi đến chính là Phù Vân quốc sư?): Thuyết minh cụ thể về Yên Tử cùng các sự kiện, di tích có liên quan.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Khẳng định những yếu tố cốt lõi làm nên núi thiêng Yên Tử.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản giới thiệu về Yên Tử, một vùng đất linh thiêng, vùng núi đẹp quyến rũ khách bốn phương. Qua đó, cung cấp cho người đọc những giá trị truyền thống, nét văn hóa mà nơi đây mang đến.
6. Giá trị nghệ thuật
- Cung cấp thông tin đầy đủ về Yên Tử giúp người đọc nắm bắt được những nội dung quan trọng.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Yên Tử, núi thiêng
1. “Núi thiêng” Yên Tử
- Những lí do chính khiến Yên Tử được nhìn nhận là “núi thiêng”:
+ Nơi đây gắn liền với sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do vua Trần Nhân Tông sáng lập.
+ Trải qua nhiều triều đại, Yên Tử là nơi tu hành của nhiều vị thiền sư nổi tiếng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Phật giáo.
+ Nơi đây còn là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của vua Trần Nhân Tông, người đã từ bỏ ngai vàng để tu hành, giác ngộ Phật pháp.
2. Những chi tiết thể hiện cách giải thích tên gọi của một số vị trí và di tích trong quần thể du lịch tâm linh Yên Tử
- Liệt kê:
+ Ông đã hóa Phật vào ngọn núi và ngọn núi mang hình hài ông được người đời sau gọi là tượng An Kỳ Sinh.
+ Sau khi An Kỳ Sinh đắc đạo, chư tăng của An Kỳ Sinh gọi ngôi chùa ông đã tu hành và đắc đạo là “chùa ông Yên”…
- Việc giải thích như vậy đáp ứng yêu cầu đưa ra yếu tố lịch sử của văn bản giới thiệu một cảnh quan.
Học tốt bài Yên Tử, núi thiêng
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Yên Tử, núi thiêng Ngữ văn lớp 9 hay khác: