Tập bản đồ Địa Lí 10 Bài 10 (ngắn nhất): Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
Tập bản đồ Địa Lí 10 Bài 10 (ngắn nhất): Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
Với các bài giải bài tập Tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí lớp 10 Bài 10 (ngắn nhất): Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, từ đó củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 10.
Bài 1 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 10: Em hãy quan sát và tìm hiểu kĩ nội dung bản đồ treo tường “Các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa” từ đó nêu nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới?
Trả lời:
Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới phân bố chủ yếu dọc theo vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Bài 2 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 10: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 ban chuẩn hoặc hình 9.1 và hình 12 ban nâng cao kết hợp với những kiến thức đã học, em hãy:
* Giải thích vì sao khu vực ven bờ tây Thái Bình Dương từ bán đảo Camsatca đến Nhật Bản, Philippin, Inđônêsia hay xảy ra động đất và núi lửa?
* Nêu rõ nguồn gốc hình thành dãy núi ngầm khổng lồ giữa Đại Tây Dương?
* Cho biết do đâu tạo nên dãy núi trẻ Coocđie, Anđet, Himalaya?
Trả lời:
* Khu vực ven bờ tây Thái Bình Dương từ bán đảo Camsatca đến Nhật Bản, Philippin, Inđônêsia hay xảy ra động đất và núi lửa vì đây là khu vực tiếp xúc dồn ép của các mảng kiến tạo: mảng Thái Bình Dương và mảng Á – Âu, mảng Thái Bình Dương và mảng Philippin, mảng Thái Bình Dương và mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia, mảng Philippin và mảng Á – Âu.
* Nguồn gốc hình thành dãy núi ngầm khổng lồ giữa Đại Tây Dương: Đây là vị trí tiếp xúc tách dãn giữa các mảng kiến tạo: mảng Á – Âu và mảng Bắc Mỹ, mảng Phi và mảng Bắc Mỹ, mảng Phi và mảng Nam Mỹ. Ở vết nứt tách dãn, macma trào lên, hình thành nên dãy núi ngầm khổng lồ.
* Dãy núi trẻ Coocđie, Anđet, Himalaya được tạo nên do các mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo đó đất đá bị nén ép, dồn lại và nhô lên.