Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1 - Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1.
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1 sách Kết nối tri thức hay, đầy đủ nhất sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 1.
Câu 1 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đoán tên bài đọc
Trả lời:
Tên các bài đọc có trong hình lần lượt là:
a. Mùa hè lấp lánh
b. Tập nấu ăn
c. Thư viện.
d. Lời giải toán đặc biệt.
e. Bàn tay cô giáo.
g. Cuộc họp của chữ viết.
Câu 2 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn đọc một trong những bài trên và chia sẻ điều em thích nhất ở bài học đó.
Trả lời:
- Em chọn đọc bài “Thư viện” (trang 68 sgk Tiếng Việt lớp 3).
Bài học em thích nhất từ bài “Thư viện” là: Đọc sách cần có niềm vui thích và thoải mái. Bằng nhiều cách đọc, nhiều nguồn đọc ta có thể biết ra nhiều điều mới mẻ và thú vị trong cuộc sống.
- Em chọn bài “Bàn tay cô giáo” (trang 60 sgk Tiếng Việt lớp 3).
Bài học em thích nhất từ bài “Bàn tay cô giáo” là: Cô giáo với nét dịu hiền, yêu mến học sinh mà đem biết bao điều thú vị vào bài học. Mỗi ngày đến trường, lòng yêu mến cô giúp học sinh có thể cố gắng nhiều hơn nữa.
Câu 3 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đường từ nhà đến trường của Nam phải vượt qua 3 cây cầu. Hãy giúp Nam đến trường bằng cách tìm từ ngữ theo yêu cầu.
Trả lời:
- Ta điền được đáp án lần lượt theo thứ tự như sau:
1. Từ chỉ sự vật ở trường: giáo viên, bàn ghế, phấn, bảng đen, máy chiếu, tivi, đồ thí nghiệm, bác bảo vệ, cây xanh, …
2. Từ chỉ hoạt động diễn ra ở trường: trực nhật, lau bảng, giặt khăn, quét sân, trồng cây, nhổ cỏ, viết bài, đọc bài, …
3. Từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động ở trường: vui vẻ, thoải mái, năng nổ, hăng say, miệt mài, chăm chú, nhanh nhảu, hấp tấp, gọn gàng, sạch sẽ, ngay ngắn, …
Câu 4 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đặt câu với 2 – 3 từ em tìm được ở bài tập 3.
Mẫu: Các bạn học sinh lớp 3A đang thảo luận sôi nổi.
Trả lời:
- Lớp em hôm nay rất sạch sẽ.
- Quần áo của học sinh luôn phải gọn gàng.
- Trong giờ học, chúng em chăm chú nghe thầy cô giảng bài.
Câu 5 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông.
Trả lời:
- Ta gọi các ô vuông từ trên xuống dưới lần lượt là 1, 2, 3, 4, có được kết quả như sau:
1. Dấu hai chấm “:”
2. Dấu chấm than “!”
3. Dấu hai chấm “:”
4. Dấu phẩy “,”
Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trò chơi: Tìm điểm đến của các bạn nhỏ trong các bài đọc dưới đây:
Trả lời:
Ta có điểm đến của các bạn nhỏ như sau:
1 – c. Bạn Sơn trong bài Ngày gặp lại – Về quê với ông bà
2 – a. Bạn nhỏ trong bài Cánh rừng trong nắng – Thăm rừng Trường Sơn
3 – d. Bạn nhỏ trong bài Tập nấu ăn – Vào bếp cùng mẹ
4 – g. Bạn nhỏ trong bài Nhật kí tập bơi – Đến bể bơi học bơi
5 – b. Bạn Thắng trong bài Lần đầu ra biển – Ra biển Quy Nhơn
6 – e. Bạn Diệu trong bài Tạm biệt mùa hè – Ra vườn hái quả và đi chợ cùng mẹ
Câu 2 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong các bài đọc trên, em thích trải nghiệm của bạn nhỏ nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Trong các bài đọc trên, em thích trải nghiệm của bạn nhỏ trong bài Tập nấu ăn nhất.
- Vì được ăn món ngon là một niềm vui, nhưng tự tay mình biết nấu một món ăn ngon thì quả thực rất tuyệt vời! Biết nấu ăn, mình có thể phụ bố mẹ và thết đãi cho bạn bè cùng thưởng thức.
Câu 3 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giải ô chữ.
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
(1) Môn Tiếng Việt rèn cho các em các kĩ năng: đọc, viết, nói và (…).
(2) Kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc là câu (…).
(3) Để tách các bộ phận có cùng chức năng, cần dùng dấu (…).
(4) Từ trái nghĩa với khen là (…).
(5) Khi viết, để kết thúc câu, ta phải dùng (…).
(6) Để kết thúc câu kể, ta dùng dấu (…).
(7) Từ trái nghĩa với sắc (thường đi với đồ vật như dao, kéo) là (…).
(8) Để kết thúc câu cảm, ta dùng dấu (…).
(9) Để kết thúc câu hỏi, ta dùng dấu (…).
(10) Gần mực thì đen, gần (…) thì sáng.
b. Đọc câu xuất hiện ở hàng dọc màu đỏ.
Trả lời:
a.
b. Câu xuất hiện ở hàng dọc màu đỏ là: Em yêu mùa hè.
Câu 4 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mỗi câu trong mẩu chuyện dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Trả lời:
- Kiểu câu của mỗi câu trong mẩu chuyện là:
Câu (1) |
Hai cậu bé nói chuyện với nhau: |
Câu kể |
Câu (2) |
- Đố cậu, bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào? |
Câu hỏi |
Câu (3) |
- Theo tớ, qua đường hàng không, cậu ạ. |
Câu kể |
Câu (4) |
- Ôi trời! |
Câu cảm |
Câu (5) |
Sao lại qua đường đó? |
Câu hỏi |
Câu (6) |
- Vì muỗi vằn sau khi hút máu xong sẽ bay đi truyền bệnh từ người này sang người khác mà. |
Câu kể |
Câu 1 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước.
Trả lời:
- Ngôi trường mà em mơ ước sẽ rất đẹp. Trường được sơn mới lại toàn bộ. Tường không còn bám vết bẩn nữa! Sân trường rộng thênh thang để em được vui chơi. Vườn trường sẽ có thật nhiều cây! Cây xanh rất có ích vì nó cung cấp oxi cho con người. Bên trong lớp học thì sạch sẽ, ngăn nắp; bàn ghế trông đều và thẳng hàng. Mọi người trong trường: giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh đều niềm nở và nở nụ cười tươi mỗi khi gặp nhau!
Câu 2 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý.
Trả lời:
- Đoạn văn về bác bảo vệ:
Em rất yêu bác bảo vệ trường em. Bác có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cho trường được an toàn. Có lẽ vì ít gặp bác nên chúng em không thường xuyên nhắc về bác. Cứ hễ có vấn đề, bác đều có mặt và giải quyết nhanh chóng! Chính vì vậy, không chỉ em mà tập thể lớp đều rất thương và yêu mến bác.
A. Đọc
Câu 1 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Cô giáo tí hon
a. Mấy chị em đang chơi trò gì cùng nhau?
b. Kể tên các em của Bé.
c. Trong câu chuyện trên, em thích bạn nhỏ nào nhất?
Trả lời:
a. Mấy chị em đang cùng nhau chơi trò đóng vai dạy học. Chị Bé là cô giáo còn các em là học sinh.
b. Các em của Bé có tên là: Hiển, Anh, Thanh và thằng em nhỏ
c. Trong câu chuyện trên, em thích bạn Bé nhất. Vì Bé là chị cả lớn trong nhà, biết đóng vai để các em biết học sinh trong lớp cần làm gì. Ngoài ra, Bé cũng được các em vô cùng yêu quý qua việc tập trung nghe Bé chỉ bài.
Câu 2 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc – hiểu
Vẽ quê hương
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
a. Chiếc bút chì của bạn nhỏ được tả như thế nào?
b. Kể tiếp các từ chỉ màu sắc được nói đến trong bài.
- xanh, xanh tươi, …
- đỏ, đỏ thắm, …
c. Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình rất đẹp?
d. Xếp các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm:
- Chỉ sự vật
- Chỉ hoạt động
e. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống.
Trả lời:
a. Chiếc bút chì của bạn nhỏ tả: có màu xanh đỏ, được gọt hai đầu bút
b. Các từ chỉ màu sắc được nói đến trong bài là:
- xanh, xanh tươi, xanh mát, xanh ngắt.
- đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót.
c. Theo em, bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình rất đẹp vì
Vì quê hương mình đẹp. |
|
Vì bạn nhỏ vẽ giỏi. |
|
ü |
Vì bạn nhỏ yêu quê hương mình. |
|
Nêu ý kiến khác của em. |
- Giải thích: Bạn nhỏ thấy bức tranh quê mình đẹp vì: bạn nhỏ yêu quê hương mình. Cảnh vật được bạn nhỏ vẽ đều vì tình yêu mến, vì yêu quê mà vẽ. Nếu không yêu quê hương, sẽ không có tình cảm đẹp đẽ này.
d. Ta xếp được các từ ngữ vào 2 nhóm như sau:
Chỉ sự vật |
Bút chì, cây gạo, bức tranh, làng xóm |
Chỉ hoạt động |
Tô, vẽ, gọt |
e. Gọi dấu câu từ trái sang phải là 1, 2, 3, 4, ta có các dấu câu cần điền như sau:
(1) Dấu hai chấm “:”
(2) Dấu phẩy “,”
(3) Dấu phẩy “,”
(4) Dấu phẩy “,”
B. Viết
Câu 1 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe – viết: Vẽ quê hương (từ đầu đến Em tô đỏ thắm).
Trả lời:
Vẽ quê hương
Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm.
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ ….
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mởi đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm.
- Học sinh lắng nghe thầy cô đọc rõ ràng. Lưu ý khổ thơ, câu thơ.
- Các chữ cái đầu của các tiếng mỗi khi xuống dòng cần viết hoa, viết thẳng lề so với câu trước đó.
- Danh từ “Tổ quốc” cần viết hoa chữ cái T.
Câu 2 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 3: Lựa chọn một trong hai đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) theo yêu cầu.
Trả lời:
- Đề 1 – Kể về một ngày ở trường của em:
Em rất nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Hôm đó, em dậy sớm để cùng mẹ đến trường. Rất nhiều bạn cùng tuổi em cũng náo nức, tò mò về lớp học. Chắc hẳn, sẽ có bạn mới, thầy cô mới và bàn ghế mới. Vì niềm yêu thích học tập, em vẫn ghi nhớ kỉ niệm ngày khai trường ấy cho tới tận giờ.
- Đề 2 – Cảm nghĩ của em về một người bạn:
Bạn bè là người ai cũng cần có, cùng học tập và vui chơi với nhau. Ở lớp, em rất quý bạn ngồi cùng bàn mình, tên là Ngọc. Ngọc học rất giỏi, chăm chỉ nghe giảng và không đi học muộn bao giờ. Chơi với Ngọc, em thấy mình tiến bộ, học hỏi được nhiều thói quen tốt. Vì vậy mà cho đến giờ, em và Ngọc vẫn rất yêu thương, quý mến nhau.