Luyện từ và câu lớp 4 trang 105, 106 (Câu chủ đề của đoạn văn) - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn trang 105, 106 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.
Luyện từ và câu lớp 4 trang 105, 106 (Câu chủ đề của đoạn văn) - Cánh diều
I. Nhận xét
Câu 1 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:
“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
PHƯƠNG THẢO
Trả lời:
Câu mở đoạn là: “Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.
Câu kết đoạn là: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.
Câu 2 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời:
Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm giống và khác nhau như sau:
+ Điểm giống: Cùng nói về chủ đề chiếc ví và những nội dung xoay quanh câu chuyện này.
+ Điểm khác: Ở câu mở đoạn, là nêu việc thích và yêu thích câu chuyện một cách chung chung; Ở câu kết đoạn, thể hiện rõ yếu tố và bài học rút ra từ câu chuyện.
II. Bài học
1. Câu chủ đề thường là câu mở đoạn, nêu ý chính (chủ đề) của đoạn văn.
2. Chủ đề của đoạn văn có thể được nhắc lại và nâng cao ở câu kết đoạn.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau:
a) Trong những câu chuyện đã đọc gần đây, em thích nhất là truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Truyện kể về người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Quốc Toản còn nhỏ tuổi mà rất sốt sắng lo việc nước. Chàng đã tập hợp sáu trăm tráng sĩ thành một đội quân dưới lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Đội quân của người thiếu niên anh hùng đã lập được nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh thắng giặc Nguyên hung hãn. Truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
LÊ SỬ
b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương buổi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
MAI VĂN TẠO
Trả lời:
a) Câu chủ đề là câu: Truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" để lại cho em ấn tượng rất sâu sắc về lòng yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
b) Câu chủ đề là câu: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
Câu 2 trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:
a) Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
LÊ NGỌC THẢO
b) Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Trả lời:
a) Yết Kiêu là người tài trí, có lòng yêu nước cao độ. Nghe tin quân Nguyên xâm lược đất Việt, ông xin nhà vua cho ra trận chỉ với vũ khí là búa và dùi sắt để giết giặc. Một lần, khi đục thuyền giặc, ông bị chúng bắt. Ông nhanh trí vỡ dẫn địch đi bắt người đục thuyền, rồi nhân lúc chúng sơ ý, ông nhảy xuống biển sâu trốn thoát.
LÊ NGỌC THẢO
b) Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ai cũng ngang tài ngang sức. Sơn Tinh có thể dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng lũ. Thuỷ Tinh có thể hô mưa gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả bầu trời.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh