Luyện từ và câu lớp 4 trang 111, 112 (Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn) - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn trang 111, 112 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.
Luyện từ và câu lớp 4 trang 111, 112 (Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn) - Cánh diều
Câu 1 trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn sau:
a) “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm. Cậu bé trở thành chàng dũng sĩ, đầu đội nón sắt, mình mặc giáp sắt, cuối ngựa sắt, vung cây roi sắt, xông ra trận, làm giặc khiếp vía kinh hồn. Lúc roi sắt gãy, chàng liền nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc. Giặc tan, chàng cởi giáp sắt, nón sắt, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em rất thích câu chuyện này vì hình ảnh Thánh Gióng nói lên sức mạnh kì diệu của dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
NGỌC THẮNG
b) “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn. Không cam chịu cảnh sống tù túng, quanh quẩn, nhạt nhẽo, tầm thường, Dế Mèn cất bước đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Gặp biết bao khó khăn, trải qua những vấp váp sai lầm, thậm chí có lúc thất bại đau đớn, nhưng Dế Mèn không nản lòng, không chịu lùi bước và cuối cùng đã đạt được ước mơ của mình. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, qua mỗi chặng đường, tầm mắt của Dế Mèn được mở rộng, đồng thời, Dế Mèn cũng thu được những bài học bổ ích.
Theo TRẦN ĐĂNG SUYỀN
Trả lời:
a) Câu chủ đề là: “Thánh Gióng” là một truyện dân gian nổi tiếng, kể về một cậu bé lên ba, không biết nói biết cười, bỗng lớn vụt lên khi nước nhà có giặc ngoại xâm
b) Câu chủ đề là: “Dế Mèn phiêu lưu kí" kể lại những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy sóng gió của chàng Dế Mèn.
Câu 2 trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chọn 1 trong 2 câu chủ đề dưới đây, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về tài năng hoặc phẩm chất của nhân vật trong một câu chuyện mà em đã học.
Trả lời:
“Những hạt thóc giống” là câu chuyện em đã học hồi đầu năm, kể về một cậu bé trung thực. Không vì sợ xử phạt, vốn thực tế những hạt thóc giống không thể nảy mầm. Cậu đã đem sự thật vốn có này tâu với vua trước sự bàng hoàng, không dám mở miệng trình bày như vậy với vua của người dân. Đánh đổi giữa chịu phạt và sự thật, cậu bé đã chứng minh sự vô lí về những hạt thóc giống bị luộc chín và không thể nảy mầm. Đây là bài học về lòng trung thực, luôn có người nhìn ra phẩm chất này ở mỗi chúng ta.