Luyện từ và câu lớp 4 trang 55, 56 (Dấu ngoặc kép) - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép trang 55, 56 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.
Luyện từ và câu lớp 4 trang 55, 56 (Dấu ngoặc kép) - Cánh diều
I. Nhận xét
Câu 1 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”.
Trả lời:
Các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”: "Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt", “Đôi hài bảy dặm”, “Tôn Ngộ Không", “Nghìn lẻ một đêm", “Không gia đình”, “Những người khốn khổ",...
Câu 2 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng làm gì?
Trả lời:
Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng để ghi tên các cuốn sách, tên các câu chuyện.
II. Bài học
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức tranh, bức tượng,...).
III. Luyện tập
Câu 1 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.
Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...
Theo TRẦN HỮU TÁ
Trả lời:
Câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn:
Các tập truyện chính của ông: “Bê và Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”,... Các tập thơ: “Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”, “Bạn trong vườn”,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, “Chú bò tìm bạn”,...
Câu 2 trang 55 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:
Theo TRANG THANH HIỀN
Trả lời:
“Cá chép trông trăng” (còn có tên “Lí ngư vọng nguyệt”) là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.
“Công múa” là bức tranh cặp đôi với “Cá chép trông trăng”. Con công trong văn hoá Việt là biểu tượng của ánh sáng, hoà bình và sự thịnh vượng.
Câu 3 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.
b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.
Trả lời:
a) Đề số 1: Viết một đoạn văn nói về câu chuyện “Những hạt thóc giống”:
Điều đáng tự hào của một người chính là giữ được lòng trung thực, thật thà. Đặc biệt, con người phải dám nói lên tiếng nói thực sự của mình, không ngại khó khăn, không ngại thị phi, không ngại nguy hiểm, phải gan dạ mà thật thà thừa nhận kể cả những lỗi lầm của mình. Bởi lẽ, dù sao đi nữa đến cuối cùng sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Câu chuyện còn cho thấy sự thông minh không chỉ ở cậu bé mà còn là sự thông minh, cao tay của nhà vua.
b) Đề số 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem
Vào tuần trước, em đã cùng gia đình xem lại bộ phim hài Táo quân Tết năm nay. Dù không phải trong không khí Tết, nhưng bản thân em rất hào hứng với các câu chuyện trong Táo quân có. Các cô, các chú diễn xuất rất duyên dáng, hài hước, gia đình em không ngừng cười vang cả nhà. Có thể kể tới một vài cô chú mà em yêu thích như: Chú Chí Trung, Chú Xuân Bắc, Chú Công Lý.