X

Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc (5 mẫu)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 20 đoạn văn Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc (hay nhất)

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc - mẫu 1

Hơn 1000 lần thí nghiệm để phát minh bóng đèn

Do kết quả học tập ở trường không tốt, Edison đã sớm bị đuổi học chỉ sau thời gian ngắn đến trường. Dù rất đau khổ, gia đình Edison đành phải chấp nhận.

Có mẹ là giáo viên, Edison được dạy học riêng ở nhà. Bà thường hướng dẫn, khuyến khích con trai làm một số thực nghiệm đơn giản giống như trong những cuốn sách bà thường đưa cho Edison đọc.

Một lần, mẹ mua cho Edison cuốn sách Nhập môn khoa học thực nghiệm và khoa học tự nhiên, cậu bé lập tức bị cuốn hút bởi phần khoa học thực nghiệm trình bày trong đó. Edison say sưa nghiên cứu những điều viết trong cuốn sách và dành thời gian làm những thí nghiệm nhỏ.

Edison đã biến căn phòng hầm của gia đình thành phòng thí nghiệm nhỏ với rất nhiều dụng cụ như dây đồng, dây sắt, que thủy tinh, ống nhựa… Đây chính là nơi Edison đã làm những thí nghiệm đầu tiên về điện và hóa học.

Trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của Edison, phát minh vĩ đại và nổi tiếng nhất của ông chính là bóng đèn dây tóc, mang lại ánh sáng cho nhân loại.

Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.

Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi.

Ông từng nói rằng: "Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình".

Sau hàng nghìn lần thất bại, cho đến một ngày, Edison tình cờ sờ vào cái nút tòn ten ở trên khuy áo khoác rồi thốt lên: "Đây rồi! đây chính là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc!".

Tiếp theo, ông cho cái sợi chỉ vào một cái khuôn niken, nung trong lò lửa suốt 5 giờ đồng hồ để sợi chỉ biến thành than. Sau khi để nguội, ông lấy sợi chỉ ra, cho vào một vật chứa bằng thủy tinh đã được tạo chân không ở bên trong, để sợi chỉ không bị đốt cháy rồi cho dòng điện đi qua.

Edison hồi hộp, băn khoăn, không biết dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Nhưng kết quả thật mỹ mãn, sợi dây tóc sáng liên tục được tới 45 tiếng. Giống như thí nghiệm của mình, mặt Edison cũng sáng lên vì sung sướng.

Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay. Về sau, cùng các cộng sự của mình, Edison còn tạo tạo ra nhiều thiết bị để cải tiến và cách tân công nghệ.

Từ cậu bé sớm phải rời ghế nhà trường vì bị nghi ngờ đần độn đến trở thành nhà phát minh vĩ đại, nhà sáng chế hàng đầu của nhân loại, Edison đã chứng minh rằng "thiên tài không tự sản sinh ra".

Tính tò mò, sự hiếu kỳ, sở thích khám phá để giải đáp những điều xung quanh đã giúp Edison biến ý tưởng có phần không tưởng của ông thành hiện thực để giúp ích cho nhân loại.

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc - mẫu 2

Khóa dính Velcro

Một ngày đẹp trời, nhà phát minh George de Mestral đi dạo cùng chú chó của mình trong một cánh rừng gần nhà. Khi quay về, quần áo ông bị dính đầy những bông hoa cỏ. George tự hỏi điều gì khiến chúng dính quá chặt vào quần áo như thế. Đặt một bông hoa dưới kính hiển vi, ông thấy mỗi bông cỏ đều có sợi tua hình cái móc, nhờ thế đã khiến chúng dễ dàng dính chặt vào quần áo. Ý tưởng về chiếc khoá dính Velcro đã ra đời từ đó và được ứng dụng rất nhiều trong thời trang.

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc - mẫu 3

Vô tuyến truyền hình

Philo Farnswort nảy sinh ý tưởng về vô tuyến truyền hình khi làm việc trên cánh đồng táo. Những luống cày trên ruộng làm ông nghĩ tới một cỗ máy có thể ghi lại hình ảnh và hiện tín hiệu điện tử có thể quét được hình ảnh. Năm 1927, ông nghiên cứu và tạo ra một chiếc vô tuyến truyền hình điện tử đầu tiên.

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc - mẫu 4

Tên lửa

Trong thế kỷ 20, những nhà khoa học người Nga, điển hình là Konstantin Tsiolkovsky cố gắng tìm cách thức để con người có thể khám phá không gian bằng tên lửa. Tuy nhiên những năm 1920, Lee De Forest nói rằng: "Tôi cam đoan rằng những chuyến bay như vậy của con người không bao giờ thành hiện thực dù cho khoa học có tiến bộ đến đâu." Tờ The New York Times khi đó cũng kết luận tương tự: "Tên lửa sẽ không thể rời khỏi khí quyển Trái Đất". Thế nhưng năm 1961, nhà du hành Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ và đến năm 1969, tài Apollo 11 đã đáp xuống Mặt trăng thành công.

Trao đổi với bạn những kiến thức hoặc phát minh khoa học trong sách báo đã đọc - mẫu 5

Điện thoại

Chiếc điện thoại gắn liền với nhà khoa học người Scotland Alexander Graham Bell (1847-1922). Năm 16 tuổi, ông bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về cơ chế truyền âm. Đến năm 1876, Alexander Graham Bell được cấp bằng sáng chế điện thoại và được mệnh danh là cha đẻ ngành truyền thông. Nhưng khi ông định bán phát minh của mình cho công ty truyền thông của Mỹ  Western Union với giá 100.000 USD, hội đồng quản trị của công ty không chấp thuận và cho rằng thiết bị của ông có những hạn chế rõ rệt và không hơn gì một món đồ chơi cho trẻ con. Không dừng bước, Bell tự thành lập một công ty điện thoại vào năm 1877. Chưa đầy 1 thập niên sau, khoảng 150.000 người sử dụng điện thoại trên khắp nước Mỹ.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác: